Nho giáo đại cương

 Bối cảnh lịch sử và văn hóa

Nhà văn hóa sử và triết gia Will Durant trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, đã nêu nhận xét rằng “Ấn Ðộ là xứ của siêu hình học và tôn giáo. Trung Hoa là xứ của triết lý nhân bản, không quan tâm tới thần học”. Ta có thể tạm mượn lời ấy làm điểm khởi đầu cho chương này.

Nho giáo hay Nho học

Trước hết, hẳn phải xác minh hai chữ Nho giáo và Nho học. Về qui ước ngôn ngữ, “giáo” dùng để nói tới khía cạnh tôn giáo, “học” dùng cho khía cạnh triết học. Trong trường hợp Nho giáo, ta khó có thể áp dụng rạch ròi khái niệm ấy. Nho giáo không đặt nặng vấn đề siêu hình và không đòi hỏi phải có “đức tin” hay sự thờ phượng, tận hiến cho một sức mạnh ngoại tại để mong được cứu rỗi như định nghĩa thông thường về tôn giáo. Do đó, chúng tôi tự nghĩ mình có khá rộng đường tùy nghi sử dụng chữ Nho giáo hoặc Nho học, tùy vào ngữ cảnh, để cũng chỉ tới một học thuyết lấy hiếu, đễ, trung, thứ làm gốc, được kính ngưỡng là một thứ đạo làm người trong xã hội.

Triết học Trung Hoa có một lịch sử bắt nguồn từ cách đây ba ngàn năm, được tập đại thành vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước C.N., thuộc thời Xuân thu đầy biến động. Sau đó, nó tiếp tục triển khai với sự trộn lẫn nhiều truyền thống khác nhau. Ngay trong giai đoạn tao loạn ấy, xuất hiện chư tử bách gia trong đó có hai trường phái triết học nổi bật là Nho giáo và Ðạo giáo. Bên cạnh đó, còn có một số trường phái khác, thí dụ Âm dương gia, sẽ được chúng ta xem xét trong chương bàn về Ðạo giáo. Riêng trong chương này, chúng ta cũng sẽ để mắt đến Mặc gia, Dương gia và Pháp gia. Vì thế, có lẽ đầu tiên nên có cái nhìn tổng thể về hoàn cảnh lịch sử và khung cảnh văn hóa trong đó các tư tưởng lớn của Trung Hoa xuất hiện rồi được hệ thống hóa.

Trung Hoa: đất và người

Nước Trung Hoa có diện tích rộng 9 triệu rưỡi cây số vuông, gấp gần 30 lần Việt Nam, đứng vào hàng thứ ba thế giới, sau Nga và Canada. Dân số cho đến đầu thế kỷ 21, khoảng 1.3 tỉ người, chưa kể người gốc Hoa sống rải rác khắp thế giới; khoảng 90% là người tộc Hán, không tính người sống các vùng Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng mà người Hán mới chiếm được từ mấy thế kỷ nay. Tổ tiên của người Hoa hiện đại sống cách đây khoảng nửa triệu năm, gọi là Người Bắc Kinh (Homos erectus pekinensus).

Danh xưng Trung Hoa có nguồn gốc địa lý. Thời cổ, có lẽ vì giao thông cách trở, người Hoa gần như không tiếp xúc với các nền văn minh khác nên tự cho nước mình là trung tâm văn minh độc nhất của loài người. Chữ China trong tiếng Anh và Chine trong tiếng Pháp, được phiên âm từ chữ ‘T’sin’: Tần’, danh xưng của triều đại tóm thâu lục quốc, thống nhất Trung Hoa năm 221 tr.C.N.. Người Hoa thường được người Việt gọi nôm na là người Tàu hẳn vì sau khi nhà Minh sụp đổ vào thế kỷ 17, người Minh hương và sau đó, người di dân đa số là từ lưỡng Quảng trong các thế kỷ gần đây, thường đến Việt Nam bằng tàu thuyền. Trước đây, đôi khi ta còn họ là người Ngô có lẽ vì thuở xa xưa, thời Sĩ Nhiếp, Giao Châu thuộc về Ðông Ngô (220-265).

Trung Hoa tuy mênh mông, đa dạng nhưng có thể phân biệt thành hai miền lớn. Từ lưu vực sông Hoàng Hà trở lên là miền bắc, khí hậu khắc nghiệt, cảnh sắc tiêu điều, sản vật hiếm hoi, dân chúng Hoa Bắc sống thực tế, cương mãnh, thiên về lý trí, có “anh hùng tính”. Từ lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang) trở xuống miền nam, khí hậu ôn hòa, cảnh sắc xinh tươi, sản vật phong phú, dân chúng Hoa Nam (Giang Nam) sống mơ mộng, nhu thuận, thiên về tình cảm, có “quân tử tính”.

Sau thời huyền sử với tổ tiên là Bàn Cổ cùng tám vị vua truyền thuyết là Tam Hoàng Ngũ Ðế và kể cả Nghiêu Thuấn, dân tộc Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện cụ thể trong lịch sử, với chế độ phong kiến, từ thời Tam Ðại gồm ba nhà Hạ khởi sự khoảng đầu thế kỷ thứ 21 tr.C.N., thời tân thạch khí, kết thúc với vua Kiệt; tới nhà Thương khoảng thế kỷ thứ 16 tr.C.N.; rồi qua nhà Chu, cả hai nhà sau đều đã sang thời đại đồ đồng. Các chum đồng còn lại từ thời nhà Thương cho thấy sự hiện hữu của giai cấp quí tộc với đời sống nghi lễ và tôn giáo đã phát triển, trong đó có việc thờ cúng tổ tiên. Nhà Thương kết thúc với vua Trụ và giai nhân Ðắc Kỷ.

Từ năm 1066 tr.C.N, nhà Chu thay cho nhà Thương, đóng đô ở Cảo Kinh (tây nam Tây An, Thiểm Tây ngày nay). Thời đầu triều đại Chu – “thời sơ Chu” – khởi nghiệp với Chu Võ vương rồi công cuộc cải cách toàn diện của người em ruột là quan phụ chính Chu Công Ðán, được xem là thời cực thịnh, mà về sau Khổng Tử dùng làm kiểu mẫu trị quốc. Là người đặt qui định về lễ, nhạc và những nghi lễ quan, hôn, tang, tế, Chu Công không những được người Trung Hoa tôn thờ, còn được đắp tượng cùng với Khổng Tử và Tứ Phối, để bốn mùa cúng tế tại Văn Miếu Hà Nội, Việt Nam. Giai đoạn Tây Chu (1066-771) này kết thúc với U vương và mỹ nhân Bao Tự, kéo dài khoảng 296 năm.

Tiếp tục đọc

Vatican II và người Do Thái

Ai trong chúng ta cũng đã biết: thái độ chính thức của Giáo Hội Công Giáo đối với người Do Thái nói chung và với người Do Thái Giáo nói riêng đã dứt khoát thay đổi từ Công Đồng Vatican II và công lớn đưa đến bước dứt khoát ấy chính là vị giáo chủ đáng kính 80 tuổi tên là Hồng Y Augustin Bea S.J., cánh tay mặt của Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII. Liền sau khi văn kiện lịch sử đề cập tới mối liên hệ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo được đem ra trước toàn thể nghị phụ của Vatican II, ngày 30 tháng 11 năm 1963, tạp chí The America có bài sau đây phản ảnh phần nào phản ứng của thế giới Công Giáo đối với cộng đoàn những người vốn có một liên hệ phức tạp với mình suốt 20 thế kỷ qua và vừa phải trải qua biến cố diệt chủng khủng khiếp nhất trong 20 thế kỷ ấy.

Lược đồ Đại Kết

Vấn đề ba mũi được chờ đợi từ lâu giữa Công Giáo và Thệ Phản, giữa Công Giáo và Chính Thống và giữa Công Giáo và Do Thái Giáo cuối cùng cũng đã được đem tới phòng họp của Công Đồng Vatican vào hôm 18 tháng Mười Một (1963). Sau buổi trình bày chính thức lược đồ về Đại Kết tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, một tràng pháo hoan hô kéo dài đã nổ ra giữa hàng giám mục để tôn vinh công việc của một con người, Hồng Y Augustin Bea. Là người đứng đầu Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo của Công Đồng, vị cao niên 80 tuổi đáng kính này, hơn ai hết, chỉ trừ Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đã có công vững tay lái đưa được dự án tế nhị này qua sóng nước hiểm nguy mà an ổn tới được bến yên lành. Từ nay trở đi, nó nằm trong tay các Nghị Phụ của Công Đồng.

Nhiều nhà phê bình tra vấn tính luận lý của việc lồng việc xem sét Do Thái Giáo một cách chi tiết vào trong một tài liệu mà đầu hết vốn chỉ nhằm giải quyết vấn đề hợp nhất các Kitô hữu. Tuy nhiên quyết định nêu vấn đề Do Thái Giáo vào lúc này quả là một điều hết sức thích đáng. Không muốn lạm bàn tới các nghiên cứu sau này về phong trào bài Do Thái như một vấn đề giao tế nhân sự, ai cũng thấy: điều chủ yếu là Công Đồng phải đưa ra được các nền tảng thần học cho thái độ của người Kitô Giáo đối với người Do Thái Giáo, và trong diễn trình ấy, dọn đường cho một cách nhìn hoàn toàn mới.

Tiếp tục đọc

Đức tin và Lý trí về bản chất là bất bạo động

Vatican (VIS) – Hôm Thứ Tư, sau buổi triều yết chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Bênđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên hội nghị lần thứ sáu giữa Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn và Tổ Chức Văn Hóa và Quan hệ Hồi Giáo Tehran, Iran với chủ đề: “Đức tin và lý trí trong Kitô giáo và Hồi giáo”.

Hội nghị do Đức Hồng y Jean-Louis Tauran Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn và Mahdi Mostafavi, Chủ tịch Tổ Chức Văn Hóa và Quan hệ Hồi Giáo chủ trì. Trong bản tuyên bố chung, hội nghị đã đồng ý một số điểm dưới đây:

– “Cả đức tin và lý trí đều là quà tặng của của Thiên Chúa dành cho nhân loại”

– “Đức tin và lý trí không mâu thuẫn lẫn nhau, trong một số trường hợp thì đức tin trên cả lý trí, nhưng không bao giờ tương phản với lý trí”.

– “Đức tin và lý trí về bản chất là bất bạo động. Cả đức tin và lý trí đều không thể bị sử dụng cho bạo lực; nhưng không may là đôi khi chúng lại bị lạm dụng để phạm vào bạo lực. Trong bất kỳ trường hợp nào, những sự kiện như vậy không thể đặt thành vấn đề đức tin hay lý trí”.

Tiếp tục đọc

Tín hữu Kitô và tín đồ Hồi giáo Với những tín điều khác biệt làm thế nào để sống chung

Nhận định của Samir Khalil Samir, Dòng Tên.

Beirut (AsiaNews) – Ngày 20 tháng 3 vừa qua, nhiều cơ quan thông tấn đã loan tin sau đây từ Riyadh: “Không nên cho phép xây cất nhà thờ nào tại Saudi Arabia, trừ khi Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI công nhận tiên tri Mohamet.” Đây là đề nghị đưa ra do một số người trung gian tại Riyadh đang thương thảo với các giới chức Vatican về khả năng có thể xây cất một chỗ thờ phượng cho người Công giáo trong vương quốc Ả rập Saudi.

Anwar Ashiqi, chủ tịch Trung tâm Saudi Nghiên cứu Chiến lược vùng Trung Đông, phát biểu quan điểm này trong cuộc phỏng vấn trên mạng lưới của hệ thống Truyền hình vệ tinh Ả rập, al-Arabiya.

Ông nói: “Tôi đã tham dự nhiều cuộc họp liên quan đến cuộc đối thoại Hồi giáo-Thiên Chúa giáo, và đã có những thương thảo về vấn đề này. Có thể tiến hành những cuộc hiệp thương chính thức về việc xây cất một thánh đường tại Saudi Arabia chỉ sau khi nào Giáo hoàng và tất cả các Giáo hội Thiên Chúa công nhận tiên tri Mohamet.” (*)

* * *

Tiếp tục đọc

TÌM HIỂU ĐẠO HỒI 4

IV. NHỮNG THẮC MẮC VỀ ĐẠO HỒI.

Dĩ nhiên là có nhiều. Chúng ta không thể nêu ra hết, và càng không thể giải đáp đầy đủ được. Lý do thứ nhất : giáo lý và truyền thống của đạo Hồi (Coran, Sunna, Hadith) mênh mông và phức tạp, thứ đến người viết không chuyên về đạo Hồi. Vì thế ở đây tôi chỉ nêu lên mấy thắc mắc cơ bản liên quan đến giáo lý của Kitô giáo, và mấy thắc mắc khác đáng coi là ‘điểm nóng’ trong xã hội hiện nay.

A. Khác biệt tín lý cơ bản giữa Kitô giáo và đạo Hồi.

Cũng là đạo độc thần như Do thái Giáo và Kitô giáo, cũng tin vào Thiên Chúa vô hình, tự hữu, duy nhất, sáng tạo, chí công, chí thánh, chí nhân… Tuy nhiên Thiên Chúa của đạo Hồi là Thiên Chúa của Cựu Ước hơn là của Tân Ước. Khi đọc mấy điểm tin cơ bản của đạo Hồi dưới đây, chúng ta thấy ngay được ‘những điểm khác biệt không tài nào hòa hợp được’ giữa Kitô giáo và đạo Hồi. Sau những yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa, sự khác biệt đức tin này đã là nguyên nhân của bao nhiêu đụng độ đau thương giữa đạo Hồi và Kitô đã và đang xẩy ra trong lịch sử.

1. Về Thiên Chúa : đạo Hồi tin nhận một Thiên Chúa tuyệt đối duy nhất, không tin Chúa Ba Ngôi (Cr 4,169; 5,77).

2. Về Đức Kitô : đạo Hồi không tin nhận Đức Kitô là Ngôi Hai, là Con của Đức Chúa Cha, là Ngôi Lời Nhập Thể, là Đấng Cứu Thế, Đấng đã chết trên Thập giá và đã sống lại (Cr 4,156; 5,79).

3. Về Mohammed : đạo Hồi công nhận ba ngôn sứ lớn của Thiên Chúa : Moise người công bố Torah, Giêsu người công bố Tin Mừng, và Mohammed, người công bố Coran, và chỉ ông mới là vị Ngôn sứ cao nhất, kết thúc mọi lời tiên tri (Cr 5,84. ..).

Tiếp tục đọc

TÌM HIỂU ĐẠO HỒI 2 va 3

TÌM HIỂU ĐẠO HỒI (2)

 II. CĂN BẢN CỦA NIỀM TIN ĐẠO HỒI

 A. KHÔNG CÓ THẦN TÍNH NÀO KHÁC NGOÀI THIÊN CHÚA.
Bạn hãy nói : «Thiên Chúa là một, Thiên Chúa !… Đấng không thể thấu hiểu ! Ngài không sinh sản, Ngài không được sinh ra; Không ai ngang bằng Ngài ! » (Cr 1,12).

Trước tiên Đạo Hồi khẳng định duy nhất tính của Thiên Chúa : Thiên Chúa là duy nhất. Chỉ có Một ở nơi Ngài. Tín điều cơ bản này của đạo Hồi tách biệt các tín đồ khỏi «những người gán ghép », nghĩa là những người muốn đặt ngang hàng với Thiên Chúa những nhân vật khác. Theo họ, như vậy là xúc phạm đến duy nhất tính của Thiên Chúa. Đạo Hồi coi họ là những người đa thần, sách Coran rất nghiêm khắc với những loại người này. Tín điều Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo thường bị hiểu là một hình thức gán ghép các nhân vật khác vào Thiên Chúa, do đó tín điều này xúc phạm đến duy nhất tính của Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Đấng không thể thấu hiểu hay quán thông được. Người ta không thể nói gì về Ngài được nếu chính Ngài không mạc khải. Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo vũ trụ, vạn vật. Ngài là Đấng Duy Nhất, là Chủ Tể tối cao (Cr 13,16). Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Ngai của Ngài bao phủ mọi tầng trời và trái đất.. Ngài cho trời cao đất thấp hiện hữu vững bền. Ngài là Đấng tối cao, Đấng không thể đạt tới được (Cr 2,256). Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự. Anh chị em ở đâu, Ngài hiện diện ở đó với anh chị em. Ngài biết rõ mọi điều anh chị em làm. Ngài nhìn thấy toàn vẹn mọi điều chứa đựng trong tâm hồn anh chị em (Cr 57,4-6). Thiên Chúa là Đầng gần gũi con người : Ta gần gũi con người còn hơn mạch máu nơi cổ của họ (Cr 50,16). Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân ái : Quả thật, Thiên Chúa là Đấng luôn trở lại với tội nhân thống hối. Ngài đầy lòng nhân ái (Cr 2,37). Thiên Chúa là thù địch của những người không tin : Ngài sẽ không tha thứ cho những người không tin, những người xúi dục kẻ khác đi sai đường của Ngài và cả những người chết trong sự bất tín (Cr 47,34).

Tiếp tục đọc

Đối thoại với Hồi giáo trên các nền tảng mới

Đối thoại với Hồi giáo trên các nền tảng mới

Phỏng vấn ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về cuộc đối thoại với Hồi giáo, dựa trên các nền tảng mới

Trong hai ngày 4-5 tháng 3 tới đây đại diện của Giáo Hội Công Giáo và đại diện của nhóm 138 học giả hồi giáo sẽ nhóm họp tại Roma để chuẩn bị cho cuộc đối thoại giữa hai bên. Như đã biết ngày 13-10-2007 nhân kết thúc tháng chay tịnh Ramadan, 138 học giả Hồi giáo đã soạn lá thư gửi các Giáo Hội Kitô để đề nghị đối thoại, và đã được Tòa Thánh nhận lời.

Về phía Tòa Thánh tham dự cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và vị Tổng thư ký là Đức Tổng Giám Mục Pierluigi Cerata, cùng với Linh Mục giáo sư Miguel Ayuso, Viện trưởng Học Viện Giáo Hoàng về A rập và Hồi giáo. Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại trụ sở của Hội Đồng này ở Roma.

Tiếp tục đọc

Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn họp ở Á Châu

“Vatican muốn hiểu biết rõ hơn về mối quan hệ của các tín hữu ở Á Châu, để từ đó có thể cộng tác với Giáo Hội ở châu lục này nhằm đối thoại hiệu quả hơn”, một linh mục người Thái hiện đang làm việc ở Vatican nói.

“Á Châu là một lục địa quan trọng vì nó là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vatican muốn lắng nghe và học hỏi từ các Giáo Hội tại Á Châu”. Đức ông Andrew Vissanu Thanya-anan, thứ trưởng Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn – đặc trách với Phật giáo nói.

Vị linh mục đã trò chuyện với hãng ucanews.com sau một cuộc họp kín từ ngày 12-18 Tháng Bảy, giữa hội đồng với các thành viên và cố vấn ở Á Châu. 36 quan chức của Giáo Hội đến từ Vatican cùng 17 quốc gia và vùng lãnh thổ Á Châu đã tham dự cuộc họp tổ chức tại Sam Phran, ngoại ô Bangkok.

Tiếp tục đọc

Hồi giáo có phải là một tôn giáo hay không?

Ngày nay ai ai cũng nói về nhu cầu phải đối thoại với Hồi giáo, và có lẽ không có nhóm tôn giáo nào lại khăng khăng đề cập tới hơn Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, như nhiều nhà phê bình đã cho biết, bạn chỉ có thể có một cuộc đối thoại đích thực khi cả hai phía đều ngay thẳng về những gì họ tin theo và những hành động họ khuyến khích. Vì tính cách xa lạ của Hồi giáo đối với đa số người phương Tây, nên thường khó mà đưa ra được những phán xét đáng tin cậy liên quan đến những vấn đề như thế. Nhưng vào lúc này, những xét đoán như vậy là điều tối cần thiết.

Trong cuốn sách của bà nhan đề Cruel and Usual Punishment (Hình phạt Độc ác và Thông thường), Nonie Darwish đưa ra một ý kiến táo bạo cho rằng Hồi giáo không phải là một tôn giáo. Darwish là con gái của một người Ai cập theo Hồi giáo đã “tử vì đạo”, mô tả cuộc sống ba mươi năm đầu đời của bà tại Trung Đông dưới giới luật Sharia, và dần dần thức tỉnh để hiểu biết đầy đủ hơn về Hồi giáo. Vào cuối cuốn sách, bà đưa ra nhận xét sau đây: “Kết luận mà tôi – và những ai khác sau khi đã nghiên cứu – đi đến, là Hồi giáo, xét về tổng thể, không phải là một tôn giáo. Mà đó là Chủ nghĩa Đế quốc Ả rập và là một dụng cụ bảo vệ nhằm duy trì những điều họ tin là một nền văn hóa Ả rập ưu việt.”

Hồi giáo – không phải là một tôn giáo ư? Đây có phải chỉ là lời cường điệu? Hay là thực sự bà muốn nói như thế?

Bà Darwish đưa ra ba luận cứ để hỗ trợ: Luận cứ chính của bà liên quan đến tính cách tự nguyện. Tuy Mohammad trong phần đầu của Kinh Koran (gọi là phần Mecca) tuyên bố rằng sự lựa chọn tôn giáo phải là tự nguyện, nhưng lập trường này trải qua một sự thay đổi lớn lao ở những phần sau (phần Medina), sau khi Mohammad đã trở thành một nhà tư lệnh quân sự, nắm được quyền uy và chiếm được các chiến lợi phẩm trong những cuộc đột kích vào các bộ lạc lân cận, và đặt hành động rời bỏ đức tin Hồi giáo ngang hàng với sự phản bội trong địa hạt quân sự. Bà bình luận: “Chứng cứ rõ rệt nhất cho biết Hồi giáo khó có thể là một “tôn giáo”, đó là luật bội giáo – tức là lệnh giết những người bỏ đạo. Điều đó ngay tức khắc chuyển Hồi giáo từ lãnh vực tôn giáo sang địa hạt ý thức hệ chính trị toàn trị.” Nói cách khác, luật bội giáo, ngày nay vẫn còn chiếm ưu thế trong các xã hội Hồi giáo hiện đại, không dung hợp được với tôn giáo chân chính; một tôn giáo không có tính cách tự nguyện hoặc tính cách không tự nguyện trong khi tiếp tục theo một tôn giáo, là một mâu thuẫn nằm ngay chính trong ý niệm về tôn giáo.

Tiếp tục đọc

Các Giám Mục Châu Phi thảo luận về Hồi Giáo

Khẳng định nhu cầu phài đối thoại và tự do tôn giáo

VATICAN, ngày 23, tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Các giám mục lên tiếng tại Thượng Hội Đồng Châu Phi đôi khi dùng các ngôn từ và luận điệu khác nhau khi nói về Hồi giáo, nhưng họ đồng ý về nhu cầu phải đối thoại và tự do tôn giáo.

Đức Ông Joseph Bato’ora Ballong Wen Mewuda, phát ngôn viên tiếng Pháp của Thượng Hội Đồng, khẳng định điều này, và ghi nhận sự khác biệt về cách diễn tả của các giám mục Bắc Phi và Châu Phi vùng Nam-Sahara.

Các dị biệt này phản ánh trong các kết luận của các nhóm công tác của Hội Nghị Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi, đã chấm dứt ngày Chúa Nhật.

Các kết luận này của các nhóm công tác, mỗi nhóm gồm khoảng 20 thành viên, được báo cáo bởi một phúc trình viên của một trong các nhóm nói tiếng Pháp; đó là linh mục Gerard Chabanon, Bề trên tổng quyền của các Dòng Truyền Giáo Phi Châu, trước đây mang danh các Linh Mục Trắng.

Cha ghi nhận rằng các giám mục Phi Châu rất cẩn trọng khi tố cáo các biến cố giới hạn việc tự do tôn giáo trong cộng đồng của họ.

Thí dụ, trong sự can thiệp nhắm đến các sinh viên Nam Sahara tại Maghreb của Đức Tổng Giám Mục Vincent Landel of Rabat, Morocco, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Bắc Phi, ngài nói “các người trẻ này khám phá ra một thế giới trong đó Hồi Giáo có tính cách xã hội và trên thực tế hầu như không có tự do tôn giáo.”

Tiếp tục đọc