THẬP GIÁ VINH QUANG

Có một nhà vua đã hỏi các quan đại thần rằng:

– “Trong chiến trận thì cái gì cần nhất?”.

Một đại thần trả lời:

– Tâu bệ hạ, cần nhất là lòng dũng cảm.

Nhà vua liền hỏi:

– Thế còn sức mạnh và vũ khí?  Nhà ngươi quên à?

Vị quan nói:

– Tâu bệ hạ, nếu người lính đã không có tinh thần dũng cảm thì sức mạnh và vũ khí của anh ta cũng chẳng giúp được tí gì.

Thực vậy, lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta không bỏ cuộc trước nghi nan. Giữa giòng đời chúng ta đang sống đâu mấy khi bình yên! Sóng gió luôn làm cho cuộc đời đong đầy những nghi nan. Người không có lòng dũng cảm sẽ khó có cơ hội vươn lên. Người không có lòng dũng cảm sẽ bất lực buông xuôi mặc cho giòng đời đẩy đưa.

Tiếp tục đọc

Thần học về Thập Giá

Trải qua lịch sử Kitô giáo đã có nhiều thứ thần học về Thập giá, bắt nguồn từ những đường lối suy tư và chiêm ngắm khác nhau khi người tín hữu đứng trước Thập giá. Không ai chối cãi được sự quan trọng của Thập giá đối với Kitô giáo. Không những các Kitô hữu đeo ảnh Thập giá trên người để tỏ lòng mộ mến hay để tỏ ra căn cước của mình, mà thậm chí người ngoại đạo cũng coi Thập giá như là biểu tượng của Kitô giáo. Chính vì thế mà tổ chức từ thiện “Hội Chữ Thập đỏ” đã bị các nước Hồi giáo bắt sửa lại phù hiệu thành “vầng trăng đỏ” để tránh lẫn lộn công tác nhân đạo với Kitô giáo. Mặt khác, nhiều người Kitô hữu đã gắn liền Thập giá với hy sinh đau khổ, và họ có cảm tưởng rằng không còn gì khác để nói ngoài đề tài đó. Cảm tưởng đó chỉ đúng một phần, theo nghĩa là từ hai mươi thế kỷ nay, mỗi lần nói tới Thập giá thì không thể nào tránh được vấn đề đau khổ. Tuy nhiên, ngoài đề tài đau khổ ra còn có những khía cạnh khác nữa. Một điểm đáng ghi nhận khác nữa là tuy rằng đã có nhiều suy tư về ý nghĩa của Thập giá trải qua suốt lịch sử Kitô giáo, nhưng mãi tới thập niên 70 của thế kỷ này, mới nảy ra một ngành thần học mang tựa đề là “Thần học về Thập giá” (staurologia), theo nghĩa là Thập giá trở thành trung tâm của thần học: chính nhờ Thập giá mà chúng ta biết được khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa.

Tiếp tục đọc

Cái Chết Của Đức Giêsu Dưới Nhãn Quan Y Học

Các sách Tin Mừng chỉ trình bày tóm lược về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Ngày nay các nhà chuyên môn về y học đã trình bày ra sao về cuộc khổ nạn đó? Sau đây là một số dữ kiện được trích trong bản phân tích y khoa và lịch sử trên tờ báo của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ (the Journal of the American Medical Assoctiation) và được tóm lược do 3 y sĩ: William Edwards, Wesley Gabel và Floyd Hosmer.

Đức Giêsu có thực sự đổ mồ hôi máu trong vườn Giệtsimani?

Mặc dầu hiếm thấy, nhưng mồ hôi lẫn máu có thể xảy ra nơi những người bị cực kỳ xúc động hoặc bị rối loạn về xuất huyết. Sự chảy máu trong các hạch mồ hôi làm cho da mỏng manh và mềm mại.

Tiếp tục đọc

Tuần Thánh 2010 Năm Thánh Giáo hội Công giáo Việt Nam

Chúng ta đi vào Tuần Thánh 2010. Tuần Thánh năm 2010 mang một ý nghĩa rất đặc biệt vì Giáo Hội Việt Nam đang mừng Năm Thánh của mình. Tuần Thánh không phải là tuần u sầu, ủ dột, không phải phải là tuần buồn thảm. Tuần Thánh giúp chúng ta thinh lặng nội tâm để sống mật thiết với Chúa, đặc biệt với cuộc khổ nạn và hạnh phúc được sống lại với Ngài.

THỨ HAI THÁNH: ĐẤNG XÓA TỘI TRẦN GIAN

Is 42, 1-7; Ga 12, 1-11

Bài ngôn sứ Is 42, 1-7 và Tin Mừng thánh Gioan 12, 1-11, cho chúng ta thấy bộ mặt đầy yêu thương của người tôi tớ Giavê là Đức Giêsu Kitô. Thánh Gioan giúp ta liên tưởng đến cuộc xuất hành của dân Do Thái xưa. Bữa ăn Vượt qua (Xh 12, 3 ) ghi những chỉ thị quan trọng dạy Dân Do Thái phải bôi máu chiên lên thành cửa nhà và mi cửa nhà của mỗi gia đình Do Thái. Sở dĩ Sách Xuất Hành đoạn này tả lại chi tiết những việc người Do Thái phải làm trong Lễ Vượt Qua bởi vì đêm hôm ấy thiên thần của Chúa được lệnh giết tất cả những con đầu lòng của người Ai Cập. Với dấu hiệu máu của chiên được bôi lên cửa nhà, con trai đầu lòng của người Do Thái được cứu. Chính nhờ máu chiên mà dân Israen được cứu thoát. Như cái chết đang rình rập Chúa sẽ đem lại ơn cứu độ cho nhiều người, muôn người.

Maria xức dầu thơm cho Chúa. Giuđa ham tiền, giả hình, ích kỷ muốn chiếm số tiền dầu mà Maria đã mua để xức chân Chúa. Giuđa không thương người nghèo. Giuđa chỉ có một suy nghĩ duy nhất là trục lợi, là tích lũy của cải.Maria hiểu được việc mình làm là thể hiện sự thể hiện yêu thương. Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống.

Tiếp tục đọc

Cuộc thương khó của Đức Giêsu Thành Nazareth

Trong vòng 24 tiếng đồng hồ

Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là mục đích chính yếu của mầu nhiệm Nhập Thể (x. Dt 9,26; 2,14-15; Mc 10,45). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng của Tin Mừng (1Cr 15, 1.3b). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là rất cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta (x. Ga 3,14-15; 12,24). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là đối tượng quan trọng trong Nước Trời (x. Lc 9,30-31; Kh 5,8-9). Như thế, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng cơ bản cho Kitô giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều dựa vào cuộc đời của vị sáng lập, còn Kitô giáo dựa vào cái chết của Con Thiên Chúa.

Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, được xem là trọng tâm và là đỉnh cao của phụng vụ Kitô giáo. Trong Tuần Thánh này, Phụng vụ Lời Chúa công bố các bài Thương khó của Chúa Giêsu:

– Chúa Nhật Lễ Lá: Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66)

Năm B thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47)

Năm C thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56)

– Thứ Sáu Tuần Thánh: Thánh Gioan (18,1 – 19,42)

Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu. Như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Trong TUẦN THÁNH, đọc lại Thánh Kinh và cùng đi với Đức Giêsu trên con đường thương khó để thêm lòng yêu mến Chúa.

1- TIỆC VƯỢT QUA ?

a) Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không?

“(17) Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” (18) Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy”. (19) Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua” (Mt 26,17-19).

Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ? Rõ ràng Mt 26,17 nói về lễ Vượt Qua; nhưng nơi thánh Gioan, chúng ta chỉ đọc được “Trước lễ Vượt Qua” (Ga 13,1). Thánh Marcô viết: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” (Mc 14,12). Thánh Luca cũng viết như thánh Marcô: “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua”.

Tiếp tục đọc

Dẫn vào phụng vụ Tuần Thánh

I. Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô cùng những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một “giai đoạn” cao trọng nhất, một “điểm nhấn chót vót” trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Hội Thánh: Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa “nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới”. (Hiên chế PV số V). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa phục sinh, mỗi tuần vào Ngày Chúa Nhật, và còn họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).

Tất cả chiều kích trọng đại và thánh thiện đó được Phụng vụ tập trung cử hành trong một TUẦN LỄ ĐẶC BIỆT gọi là TUẦN THÁNH.

Sau đây là lược tóm các cử hành phụng vụ của Tuần Thánh.

1. Khai mạc Tuần Thánh đó là cử hành Phụng vụ CHÚA NHẬT LỄ LÁ: kỷ niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem để bắt đầu cuộc “vượt qua” đẩm máu và vinh quang.

2. Trong Tuần Thánh có 3 ngày rất thánh gọi là TAM NHẬT VƯỢT QUA: Bắt đầu từ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH và kết thúc vào CHIỀU CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Trong TAM NHẬT VƯỢT QUA nầy, các tín hữu đem lòng tôn kính mế yêu và “tưởng-niệm-tái-diễn” những gì Chúa Giêsu đã làm từ “Bữa ăn sau hết” với các môn sinh (Lễ Tiệc Ly, Thứ Năm Tuần thánh), với cuộc khổ nạn đau thương (Thương khó, Thứ Sáu Tuần Thánh) và cuộc vượt qua bóng đêm sự chết, khải hoàn vào ánh sáng vinh quang phục sinh (Đêm Vọng Phục Sinh), để rồi xuất hiện giữa các môn sinh vào NGÀY THỨ NHẤT TRONG TUẦN (Chúa Nhật Phục Sinh).

3. Cao điểm chót vót của Phụng Vụ Tuần Thánh, của Tam Nhật vượt Qua, và cũng là của cả Năm Phụng Vụ, đó chính là Đêm Vọng Phục Sinh. Trong Đêm Canh Thức cực thánh nầy, các tín hữu ngày từ buổi sơ khai, tụ tập nhau khi đêm xuống, mừng kính TOÀN THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN. Hình thức cuộc mừng long trọng trong một đêm canh thức nầy bắt nguồn từ cuộc mừng “VƯỢT QUA” của dân Ít-ra-en, nhưng với một nội dung mới mẻ: Cuộc Vượt Qua mới của Chiên Vượt Qua đích thực là chính ĐỨC KITÔ.

“Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta.Vì thế, ta hãy lấy bánh không men tượng trưng lòng chân thật tinh tuyền mà ăn mừng đại lễ.” (1 Cr 5,8).

4. Còn một sự kiện khác liên quan mật thiết với các cử hành Phụng vụ Tuần Thánh đó là: trong những ngày nầy, các anh chị em dự tòng được tuyển chọn, kết thúc thời kỳ chuẩn bị để chính thức được lãnh nhận các Bí tích gia nhập Kitô giáo vào thánh lễ Đêm Vọng Phục Sinh.
Phần các Kitô hữu, Tuần Thánh cũng là thời gian kết thúc chu kỳ trai tịnh với tâm hồn sám hối sâu đậm và sự trở lại trọn vẹn hơn để thực sự hội nhập vào cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.

Để đánh giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng bậc nhất của cử hành Phung Vụ Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta có thể đọc lại lời khẳng định của sách lễ Rôma: “Tam Nhật Vượt Qua kính nhớ Chúa chịu nạn và sống lại là điểm cao chói lọi của Năm Phung Vụ”

Tiếp tục đọc

Bảy di ngôn trên Thánh Giá

Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.

Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.

1. (33) Khi đến nơi gọi là “Ðồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)

Tiếp tục đọc

Tuần Thánh năm nay

Tuần Thánh năm nay tại Việt Nam có những hoàn cảnh khác trước. Đó là chúng ta đang sống trong Năm Thánh Việt Nam 2010, năm kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, đồng thời cũng là Năm Linh Mục, thêm vào đó còn là năm đang xảy ra không thiếu vấn đề đạo đời gây bức xúc.

Những hoàn cảnh đó gợi ý cho chúng ta sống Tuần Thánh một cách đặc biệt, sao cho Tin Mừng đi vào thời cuộc một cách thiết thực hơn.

Với nhận thức đó, tôi xin được chia sẻ vài nét đặc biệt, mà tôi nghĩ là nên được để ý nhiều hơn trong Tuần Thánh này.

Tiếp tục đọc

TUẦN THÁNH GẶP GỠ CHÚA GIÊSU

Tuần thánh là một thời gian đặc biệt. Trong thời gian đặc biệt này, Chúa Giêsu hẹn gặp tôi. Người gặp tôi như người cha hiền mong đợi đứa con phung phá. Người gặp tôi như người chủ chiên lành đi tìm con chiên lạc. Người gặp tôi như nguồn nước hằng sống muốn tràn vào tâm hồn tôi đang khô cạn.

Tiếp tục đọc

SUY NIỆM TUẦN THÁNH


THỨ HAI TUẦN THÁNH

Lời Chúa : “Sao không bán dầu thơm đó lấy 300 đồng mà cho người nghèo khó”(Ga 12, 1-11)

Suy niệm :

Khi người ta chỉ nghĩ đến mình và khép kín trong vỏ ốc ích kỷ của mình, họ trở nên mù quáng.

Giuđa đã trở nên mù quáng vì tính tham lam tiền bạc. Ông tỏ ra thương người nghèo nhưng bên trong đầy tính toán vụ lợi ích kỷ. Ông không cưỡng lại được sức quyến rũ của tiền bạc nên đã trở thành kẻ biển lận. Bên ngoài ông tỏ ra thương người với một khuôn mặt nhân ái nhưng bên trong lại che giấu lòng ghen ghét đố kỵ. Ông chỉ biết phục vụ chính mình thay vì phục vụ Chúa và tha nhân để rồi ông đã trở thành kẻ mù quáng, phản bội chính Chúa.

Trong suốt tuần thánh này chúng ta được mời gọi đi vào con đường thập gía của Chúa Giêsu.

Tiếp tục đọc