Hôn Nhân Công Giáo Theo Giáo Luật và Hướng dẫn Mục vụ

03.06.2010 00:16

HÔN NHÂN CÔNG GIÁO

Theo Giáo Luật và Hướng dẫn Mục vụ

    Trong ngày Hội ngộ Linh mục Giáo tỉnh Hà-Nội trong Năm Thánh Linh mục, là dịp để các linh mục gặp nhau trong tinh thần của mầu nhiệm Giáo hội; sống tinh thần hiệp thông giữa các linh mục cùng Giáo tỉnh và có thời gian nhìn lại hành trình Mục vụ của mình theo Ơn gọi và Sứ vụ. Chúng ta có giờ tĩnh lặng với Chúa, có giờ gặp gỡ và sẻ chia về Đức Tin và đời sống Ơn Thánh, và có giờ học hỏi thêm về Mục vụ của Ơn gọi Linh mục, hiện thân của Chúa Giêsu Kitô nơi Giáo hội và trong thế giới hôm nay. Điều các linh mục thấy cần lưu ý nhất là mục vụ Hôn nhân trước những thách đố của thời đại, chúng ta phải làm gì để giúp đỡ các bạn trẻ chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình ?  Chúng ta phải làm gì để nâng đỡ các anh chị đang sống ơn gọi gia đình ? và chúng ta phải trả lời và giúp đỡ ra sao các đôi hôn nhân gặp khủng khoảng và rất cần sự giúp đỡ của G.Hội ?

 Để có thể giúp chúng ta trong đời sống phục vụ Dân Chúa về hôn nhân gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu Hôn nhân theo Giáo luật và theo Tông huấn của Giáo hội, đặc biệt là Tông huấn của các Đức Giáo Hoàng về gia đình.

 I/ Ý NGHĨA CỦA HÔN NHÂN

 I.1. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

         Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh Ngài (St 1, 26-27); chính vì tình yêu mà Thiên Chúa đã cho con người bước vào cuộc sống với huyền nhiệm của tình yêu vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,8). Khi Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ theo hình ảnh Ngài, Thiên Chúa đã ghi dấu nơi đó ơn gọi và những khả năng và trách nhiệm để mời gọi con người sống tình yêu và hiệp thông theo Hình ảnh Tình Yêu và Hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính tình yêu thương đã trở nên căn tính và bẩm sinh của con người. Con người có linh hồn biểu lộ nơi thân xác, nên được mời gọi sống yêu thương biểu lộ con người là đỉnh cao của công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa trước toàn thể tạo vật hữu hình. Con người được khai sinh từ lời mời gọi bước vào sự hiện hữu có nam có nữ, bình đẳng với nhau và đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Tiếp tục đọc

Phép Thánh Thể trong đời sống Linh mục

 

Anh em thân mến trong chức Linh mục.

Chắc lòng mỗi người chúng ta đang dạt dào những tình cảm thiêng liêng rất đặc biệt vì ít có lần chúng ta được dâng Thánh lễ như hôm nay, trong khung cảnh đông đảo anh em linh mục và nhất là chỉ có giám mục và linh mục. Trong bầu không khí linh thiêng này, tôi muốn chia sẻ đôi điều cùng chúng ta suy niệm về phép Thánh Thể trong đời sống linh mục chúng ta.

Trước hết, linh mục gắn liền với Thánh Thể. Khung cảnh và bầu không khí của Thánh lễ hôm nay gợi chúng ta nhớ khung cảnh trong nhà tiệc ly, chính nơi đó Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Chúng ta có thể mường tượng như thể chúng ta đang ở trong nhà tiệc ly với Chúa và đón nhận Thánh Thể từ chính Chúa như các môn đệ xưa: “Đây là Mình Thầy, các con hãy nhận lấy mà ăn. Đây là Máu Thầy, các con hãy nhận lấy mà uống”, su đó chúng ta lại được nghe lời chính từ miệng Chúa ký thác cho chúng ta: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Chúa Giêsu, Thầy chí thánh của chúng ta đã nối kết chức Linh mục với Thánh Thể một cách sâu nhiệm đến độ có thể nói rằng phép Thánh Thể tùy thuộc vào linh mục, mối liên hệ này là mật thiết và hiển nhiên, hiển nhiên đến nỗi mà người giáo dân rất bình thường cũng đã nhận thấy điều đó. Trong cuốn nhật ký truyền giáo của cha Piô Ngô Phúc Hậu kể lại câu chuyện như sau:

Tiếp tục đọc

BÍ TÍCH TÌNH YÊU và HIỆP NHẤT

 Chúng ta đang đi gần đến những ngày cuối của NĂM THÁNH THỂ.

Kết thúc Năm Thánh Thể, tất nhiên   không có nghiã là giảm đi, nhưng trái lại càng giúp chúng ta thêm lòng tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể  và việc tìm hiểu càng ngày càng sâu xa hơn  về Tình Yêu của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể.

 Năm Thánh Thể đã khởi đầu với Đại Hội Thánh Thể lần thứ 48 tại  Guadalajara (Mexico) (Từ ngày 10  đến ngày 17 tháng 10,  2004) và sẽ kết thúc với khóa họp  thông thường  của Thượng Hội Đồng  Giám Mục tại Rôma (ngày 29 tháng 10, 2005).

Tiếp tục đọc

TÔN THỜ SỰ HIỆN DIỆN THÁNH THỂ

Lm Giêrađô Trần Công Dụ

 Các khía cẠnh đa dẠng cỦa Thánh Th

Công đồng Vatican II đã khơi lên một nỗ lực đặc biệt để làm cho việc cử hành Thánh Thể sống động hơn và tạo bầu khí cầu nguyện sốt sắng hơn. Một trong những kết quả hiển nhiên nhất của nỗ lực này là sự gia tăng việc tham dự vào bữa tiệc Thánh Thể tại nhiều nơi, người ta siêng năng rước lễ hơn. Qua đó, ta có thể khẳng định một trong những chân lý được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong giáo huấn của Tin Mừng đã được các kitô hữu đón nhận và thực hành nhiều hơn đó là sự cần thiết phải nuôi mình bằng mình Chúa Kitô và uống máu Người để có sự sống thiêng liêng và vĩnh cửu.

Tiếp tục đọc

THẦN HỌC VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Tặng Phẩm Thần Linh: Bí tích Thánh Thể cho con người mọi thời đại.

2. Bí Tích Thánh Thể và Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.

3. Sự Hiện Diện Của Chúa Kytô Trong Thánh Thể

4. Một Cố Gắng Tiếp Cận Bí Tích Thánh Thể Khởi Từ Kinh Nghiệm Con Người

5. Giáo Hội và Bí Tích Thánh Thể

6. Thánh Thể, Bí Tích Vượt Qua

7. “Phúc Cho Ai Được Mời Đến Dự Tiệc Chiên Thiên Chúa”

8. Giới Thiệu và Phân Tích Tông Thư “MANE NOBISCUM” Của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

9. Chúa Ở Gần Ta Trong Bí Tích Thánh Thể

 Xem thêm chủ đề Năm Thánh Thể

 TẶNG PHẨM THẦN LINH

Bí Tích Thánh Thể Cho Con Người Mọi Thời Đại

 ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc

 I. DẪN NHẬP

 Bí tích Thánh Thể là Nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là Trọng tâm và Tột Đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội.

 Tùy bình diện mà chúng ta có thể nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác. Nhưng có điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là : Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể, thì không có Giáo Hội. Giáo Hội là Thân Mình gồm nhiều người ăn cùng một bánh, là Thân Mình Đức Kitô (1 Cr 10,17).

Tiếp tục đọc

THÁNH THỂ BÍ TÍCH VƯỢT QUA

F.X. Durwell

I. NHẬP ĐỀ

Thánh Thể là một mầu nhiệm không thể nào diễn tả và thấu triệt được. Mỗi thế hệ bày tỏ đức tin ngàn đời theo cách của mình. Ngày nay, người ta chú trọng nhiều đến các khoa học nhân văn và lịch sử. Cách riêng, nhiều người tập trung việc nghiên cứu vào lãnh vực phức tạp và lý thú là biểu tượng và việc sử dụng biểu tượng. Các sử gia thì làm sáng tỏ những nét phong phú của các nền phụng vụ cổ xưa và cho thấy sự tiến triển của thần học về bí tích Thánh Thể theo dòng thời gian. Còn các nhà chú giải Kinh thánh thì đã phân tích các bản văn về Thánh Thể một cách sâu sắc, cung cấp cho chúng ta một nguồn thông tin sâu rộng về các tập tục và nghi thức của Do-thái-giáo, nhờ đó bữa tiệc mà Đức Giêsu đã cử hành với các tông đồ trước khi chịu khổ nạn xuất hiện dưới một luồng sáng mới.

Tuy nhiên Thánh Thể không phải là một hiện tượng ta có thể hiểu được từ bên ngoài; nó mang một chiều sâu khôn dò mà chỉ con mắt đức tin mới nhìn thấy được.

Tác phẩm thần học này muốn nói lên rằng Thánh Thể là bí tích của cuộc vượt qua của Đức Kitô và do đó chỉ có thể hiểu được chiều sâu của nó nhờ ánh sáng của mầu nhiệm vượt qua.

Tiếp tục đọc