Nguy Hiểm Từ Nội Bộ

Đời sống đức tin không tránh được nguy hiểm. Nguy hiểm đến từ nhiều phía. Những nguy hiểm đến từ ngoài Hội Thánh phải kể là nhiều và nặng. Nhưng những nguy hiểm đến từ nội bộ Hội Thánh cũng không ít. Chúng rất ác nghiệt. Cảnh báo trước mối hoạ đó là điều cần.

Thời các thánh tông đồ, việc cảnh báo như thế đã được thực hiện. Ở đây, xin nhắc lại những cảnh báo thời đó, để hiểu hơn cảnh báo thời nay.

1/ Nguy hiểm từ nội bộ

a) Suy thoái đạo đức.

Thánh Phaolô viết cho môn đệ Timôthê về cảnh suy thoái đạo đức sẽ xảy ra như sau:

“Anh hãy biết điều này: Vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tính, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt tự đắc, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa.

Hình thức của đạo thì họ còn giữ, nhưng những cái chính yếu thì họ chối bỏ” (2 Tm 3,1-5).

Thánh Phaolô kể ra tỉ mỉ các tính xấu trên đây, để cho môn đệ ngài thấy sự suy thoái đạo đức là trầm trọng. Lòng con người bị tàn phá thê thảm. Bi đát nhất là sự giữ đạo, chỉ còn là hình thức. Bỏ những gì là chính yếu của đạo thì kể như bỏ đạo rồi.

Cảnh suy thoái đạo đức xảy ra tràn lan, tự do tung hoành theo truỵ lạc. “Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian” (Pl 3,19).

Tiếp tục đọc

Sống Năm Linh Mục chia sẻ sứ vụ và hiệp nhất với Giám mục

THÁCH ĐỐ CỦA LINH MỤC: SỐNG TINH THẦN NĂM THÁNH LINH MỤC

Năm Linh mục sẽ kết thúc vào ngày 11-06-2010. Là Linh mục, tôi đã cố gắng sống Năm Linh mục này để đáp lại mong muốn của Đức Thánh Cha khi thành lập Năm Linh Mục nhân dịp Kỷ niệm 150 Năm Qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney: Sự trọn lành thiêng liêng.

Qua những khó khăn đang xẩy ra trong Giáo hội tại Việt Nam, tôi xin mạo muội chia sẻ những cảm nghĩ và nhận định của mình về ơn gọi và sứ mạng của Linh mục.

Linh mục là người thuộc về Chúa Giêsu

Trước hết, tôi phải ý thức mình là người của Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đã gọi tôi, cho tôi được tham dự vào Chức Linh mục của Ngài. Theo Thánh Augustinô, là linh mục, tôi phải trở nên dụng cụ và trung gian của Chúa Giêsu: miệng lưỡi tôi phải trở nên miệng lưỡi của Chúa Giêsu; chân tay tôi phải trở nên chân tay của Chúa Giêsu; nhất là trái tim của tôi phải trở nên trái tim của Chúa Giêsu, để tôi có thể yêu thương như Chúa Giêsu. Hay nói theo Thánh Phaolô, không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi; đối với tôi, sống là chính Chúa Kitô; nói cách khác, tôi phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu; tôi phải trở nên hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu; tôi phải hạ mình xuống và khiêm nhường phục vụ như Chúa Giêsu; tôi phải hy sinh mạng sống mình như Chúa Giêsu. Chính vì thế, đứng trước câu nói: Linh mục là “Alter Christus”, thường được dịch là “Một Kitô khác”, tôi không thích cách dịch đó, mặc dù từ ngữ thì chính xác, nhưng dễ bị hiểu lầm là “Khác Chúa Kitô” (alius ac Christo) và tệ hơn, là “Phản Kitô”. Do đó tôi thích lời minh định: Linh mục là hiện thân của Chúa Kitô (in persona Christi), phải có những suy nghĩ, lời nói, tâm tình và hành động như Chúa Kitô.

Tiếp tục đọc

Tảng đá Giáo Hội

Trước Thánh Thể Chúa Giêsu chúng ta thường hát “Này con là đá trên viên đá này Cha xây Giáo Hội muôn đời kiên vững.“ cầu nguyện cho Giáo Hội.
Lời ca hát cầu nguyện này đặt căn bản trên tâm tình Lời của Chúa Giêsu nói với Thánh Phero, lúc Ngài trao quyền Giáo hoàng cho Ông ( Mt. 16,18-19).

Chúa bảo Ông Phero là đá. Nhưng là loại đá gì?

Tiếp tục đọc

Giáo Hội là một cộng đoàn sống ơn hiệp thông yêu thương

 
“Giáo Hội là một cộng đoàn sống ơn hiệp thông yêu thương theo mẫu gương hiệp thông yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi”. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 40.000 tín hữu và khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 29-3-2006.

Khai triển đề tài giáo lý ”ơn hiệp thông” trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói: ”Qua chức thừa tác tông đồ, Giáo Hội là cộng đoàn được Con Thiên Chúa nhập thể quy tụ, sẽ sống qua các thời đại bằng cách xây dựng và dưỡng nuôi sự hiệp thông trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Thật thế, Mười Hai Tông Đồ đã lo lắng để có các người kế vị (x. 1 Clem 42,4), hầu sứ mệnh được trao phó cho các vị, tiếp tục sau khi các vị qua đời. Như thế, dọc dài các thế kỷ, Giáo Hội được cấu trúc có trật tự dưới sự hướng dẫn của các Mục Tử hợp pháp, đã tiếp tục sống trong thế giới như là mầu nhiệm của sự hiệp thông, trong đó phản ánh phần nào chính sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thánh Phaolo đã nêu bật nguồn gốc ba ngôi tuyệt đỉnh này, khi chào tín hữu kitô như sau: ”Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Thiên Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em” (2 Cr 13,13). Các lời này vang vọng phụng tự của Giáo Hôi thời khai sinh cho thấy rõ ràng ơn nhưng không tình yêu thương của Thiên Chúa Cha nơi Chúa Giêsu Kitô đã được hiện thực và diễn tả ra trong sự hiệp thông do Chúa Thánh Thần hiện thực như thế nào. Việc giải thích này dựa trên sự song song mà văn bản thiết định giữa ba thuộc cách (ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Thiên Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần) trình bầy sự ”hiệp thông” như là ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần, giống như tình yêu mà Thiên Chúa Cha trao ban và ơn thánh được Chúa Giêsu cống hiến”.

Tiếp tục đọc

Hãy tin vào Giáo Hội!

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mời gọi chúng ta suy nghĩ về bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, và nhắc nhở ta hãy yêu mến và tin tưởng Hội Thánh hơn.

1- Tôi tin Hội Thánh

Giáo Hội đã xuất hiện công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ (x. Cv 2,1-13), và lập tức các ngài toả ra đường phố rao giảng về Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh … Thời của Giáo Hội đã khai mạc như thế, vào lúc mà các lời hứa và các sấm ngôn liên quan cách tỏ tường tới Đấng Bảo Trợ, tới Thần Khí ban sự sống và Thần Khí sự thật bắt đầu được thực hiện trên các Tông Đồ một cách mạnh mẽ và hiển nhiên. Đức Kitô là người sáng lập Giáo Hội, nhưng người ta cũng gọi Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập Giáo Hội. Những gì Chúa Thánh Thần đã làm với Chúa Giêsu trong cuộc đời và sứ vụ của Ngài ở trần gian thì Người cũng sẽ làm tương tự như vậy với Giáo Hội lữ hành. Vì thế, rồi đây mỗi khi cùng nhau lấy những quyết định hệ trọng, các Tông Đồ thường tuyên bố: Thánh Thần và chúng tôi quyết định …

Cộng đoàn Giáo Hội sẽ lớn lên; những tổ chức cơ cấu ngày càng phức tạp hơn sẽ phải được thiết lập như bất cứ tập thể xã hội nào, nhưng Chúa Thánh Thần mãi mãi là linh hồn của Giáo Hội, sức mạnh của Giáo Hội. Giáo Hội không thể hoàn thành sứ mạng nếu không có Thần Khí của Chúa Cha, cũng đồng thời là Thần Khí của Chúa Kitô tác sinh và hướng dẫn. Không trung thành với Thần Khí, Giáo Hội (dù ở cấp nào) luôn có nguy cơ chỉ còn là một cơ chế xã hội tìm kiếm và hoạt động theo sự khôn ngoan và tiêu chuẩn trần thế, xa lìa Tin Mừng, như lịch sử Hội Thánh vẫn cho thấy.

Tiếp tục đọc

LỄ HIỆN XUỐNG 2010 – VÀI SUY NGHĨ…

Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là mừng cuộc khai sinh Giáo Hội, mừng sự khởi đầu chính thức sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta được mời gọi xác tín cùng với Công Đồng Vatican II rằng Giáo Hội chỉ có thể là Giáo Hội trong sứ mạng, và Giáo Hội phải luôn nhìn chính mình và nhìn thế giới trong sứ mạng ấy. Tầm nhìn của Giáo Hội là tầm nhìn sứ mạng, vì Giáo Hội ý thức rằng mình hiện hữu cho – và chỉ cho – sứ mạng mà mình được ủy thác bởi Thầy Chí Thánh.

Đã hẳn trong lịch sử, có những khi Giáo Hội đi trệch, lấy một tầm nhìn khác, ưu tiên cho mục đích khác. Nhưng Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ mặc; Ngài luôn luôn có cách của Ngài để thanh luyện và hướng dẫn, giúp Giáo Hội thể hiện đúng căn tính sứ mạng của mình hơn. Nếu Chúa Thánh Thần mà ‘bỏ quên’, thì Giáo Hội đã ‘sập tiệm’ từ lâu, rất lâu rồi, thậm chí ngay từ trong trứng nước.

Xuyên qua 20 thế kỷ, Giáo Hội đã nếm trải rất nhiều cuộc bách hại. Nhưng không có sự bách hại nào từ bên ngoài Giáo Hội mà ‘hại’ cho bằng việc chính Giáo Hội – có thể ở trong thời ‘bình an’ – lại để lạc mất tầm nhìn sứ mạng của mình. Vì Giáo Hội còn lại gì khi đánh mất chính cái lý do làm cho mình hiện hữu?

Tiếp tục đọc

150,000 người đến Vatican ủng hộ ĐGH

VATICAN CITY.- Nguồn tin của AP cho biết, vào trưa Chúa Nhật, 16 tháng 5 năm 2010, khoảng 150,000 người đã hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô để ủng hộ ĐGH Bênêđictô XVI trước vụ tai tiếng một số giáo sĩ lạm dụng tình dục.

ĐTC tuyên bố Ngài rất an ủi trước việc đám đông tự phát đã bày tỏ niềm tin và tình đoàn kết một cách tuyệt vời nhưng đồng thời cũng lên án điều mà Ngài gọi là tội lỗi làm hoen ố Giáo Hội và cần phải được thanh tẩy.

Trích dẫn số liệu ước lượng của cảnh sát Vatican, văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết khoảng 150,000 người đã tham dự cuộc biểu dương do 68 tổ chức giáo dân đứng ra điều động.

Tiếp tục đọc

Một khi các ảo tưởng đã qua đi, những gì sẽ còn lại?

Trước hết, một điều chúng ta cần phải khẳng định là sứ mệnh trọng yếu của Giáo Hội giữa lòng trần thế, là làm chứng nhân cho Đức Kitô, cho Tin Mừng Cứu Rỗi của Người. Do đó, Giáo Hội đóng vai trò người hướng dẫn chỉ lối cho trần thế, chứ Giáo Hội không nhất thiết luôn luôn phải chạy theo những thay đổi của não trạng trần thế và tìm cách đáp ứng bằng mọi giá các đòi hỏi thay đổi không ngừng của thời đại. Vâng, Giáo Hội chỉ cho con đường dẫn đưa thế giới ra khỏi cơn khủng hoảng. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng cần phải ý thức được lầm lỗi của mình, hầu Giáo Hội có thể phát huy được sức mạnh có khả năng chi phối nền văn hóa nhân loại mà Giáo Hội hằng nắm giữ.

Trở lại vấn đề. Các ảo tưởng là một vấn đề cũng cũ kỹ như chính con người vậy. Nhưng rồi một khi người ta đề xuất ra những tư duy mới mẻ nào đó và nhờ thế mở ra những nhãn quan mới về cuộc sống, thì việc hiện thực những tư duy mới mẻ đó được gọi là một hành động «cách mạng», mà điểm đầu tiên phải quy chiếu thuộc về lãnh vực lý trí và tự do của «Homo faber» và của «Homo scientiae». Nhưng một lý trí chủ quan, tức một lý trí chỉ dựa trên chính mình, và một sự tự do không tuân theo bất cứ một quy luật hay điều lệ nào – những điều kiện nền tảng tất yếu của một xã hội – thì cả hai đều không hành động đúng chức năng và phạm vi của mình.

Tiếp tục đọc

Giáo Hội có sứ mệnh rao truyền Chân Lý trong một xã hội đang bị thế tục hóa

Giáo Hội có sứ mệnh rao truyền Chân Lý trong một xã hội đang bị thế tục hóa, Đức Thánh Cha tuyên bố với những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật nước Bồ Đào Nha.

Thủ Đô Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 12 tháng Năm 2010 lúc 11:26AM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News)

Sáng nay Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chân Lý và truyền thống đối với văn hóa trong huấn từ của ngài đọc trước cử tọa gồm tất cả những người lãnh đạo văn học nghệ thuật quốc gia Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha đã giới thiệu về Giáo Hội Công Giáo như là ” Nhà vô địch ” của các truyền thống và ” Sứ mệnh truyền giảng Chân Lý ” của Giáo Hội luôn là nhu cầu cấp thiết cho các xã hội đương đại.

Sau khi dâng thánh lễ riêng tại Tòa Sứ Thần vào sáng sớm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã gặp các nhà lãnh đạo đại diện văn hóa nghệ thuật quốc gia Bồ Đào Nha dẫn đầu bởi đạo diễn 101 tuổi Manoel de Oliveira trong thính phòng Trung Tâm Văn Hóa Belem tại thủ đô Lisbon.

Tiếp tục đọc

NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ GIÁO HỘI

Trong cuộc sống, một số thực tại thiêng liêng đã được diễn tả cách dễ dàng hơn nhờ hình ảnh. Hình ảnh nói với ta qua giác quan, rồi trí thông minh, và cuối cùng sẽ đến tận trái tim.

Cũng thế, đối với Giáo Hội là một thực tại mầu nhiệm mà không ngôn ngữ nào có thể diễn tả xác đáng bằng vốn từ của nó.

Vậy ta hãy để cho hình ảnh nói thay!

* Giáo Hội là chuồng chiên của đàn chiên mà Thiên Chúa đã loan báo từ trong Cựu Ước rằng chính Ngài sẽ là Mục tử:

Ngày nay hình ảnh này không còn gần gũi với ta nữa. Ta không còn thói quen nhìn thấy các mục đồng đi dẫn đầu trong đoàn chiên ngang qua các ngôi làng như xưa. Tuy nhiên ta vẫn nhận thức được rằng mục tử là người chăn giữ đoàn chiên được giao cho mình. Anh ta chăm sóc che chở chúng và nếu cần, có thể dám liều cả mạng mình để bảo vệ chúng.

Tiếp tục đọc