Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu

 Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là “phá cỗ.”

Nguồn Gốc Tết Trung Thu

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

 Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Tiếp tục đọc

Ngày xuân bàn chuyện uống trà khắp thế giới

 Ăn Tết xưa nay, đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán, tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung .. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo.  Tiếp tục đọc

Ngày Tết Việt Nam

Những người ngoại quốc đã từng sống ở Việt Nam hẳn không thể nào quên được ngày Tết. Đó là một ngày lễ đặc biệt, người Việt Nam sẽ nhớ mãi bầu khí vui tươi và thơ thới, nét duyên dáng và vẻ đẹp quyến rũ của ngày Tết. Tiến trình của ngày đầu năm đã chứng minh rõ ràng cái ý niệm mà người Việt Nam đã có từ cuộc sống: cuộc đời là niềm vui và niềm hân hoan. Cho nên, cứ mỗi khi bắt đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời, người Việt Nam phải tận hưởng. Trong ngày Tết, khắp nơi người ta nhảy múa và ca hát vui vẻ. Mọi người luôn tươi cười và cố quên đi những mối âu lo, phiền muộn trong quá khứ. Ngày Tết không một ai buồn bã cả! Mọi người hân hoan bởi vì tất cả lại là một sự khởi đầu, tất cả là một sự đổi mới. Thiên nhiên đổi mới trước tiên, bởi vì Tết là ngày lễ của mùa xuân.

Tiếp tục đọc

Hổ, Cọp, năm Canh Dần 2010

Năm Cọp tôi nhớ đến mấy chuyện vớ vẩn trong đời :

 1- Má tôi thấy người tôi yếu ớt, đúng hơn là thấp lùn, không cao lớn như bạn bè. Trong một lần đi bán than ở Bình Dương, bà mua được một cục thịt cọp, đem về cho tôi ăn, để cho tôi được cao lớn, khỏi bị bạn bè chế diễu.

Tiếp tục đọc

Vui Tết Nguyên Đán và Năm Mới Canh Dần 2010

Trong những ngày này, người dân Việt chúng mình đang tất bật chuẩn bị đón mừng Năm Mới Canh Dần 2010 để bước vào thập niên thứ hai của ngàn năm thứ ba. Mọi người cố gắng thu xếp công ăn việc làm của mình sao cho phù hợp để có được những giây phút thảnh thơi ăn Tết. Những người thợ xây dựng cũng đang gấp rút hoàn thành những công trình nhà cửa để gia đình chủ nhân có thể đón năm mới tại nơi ở mới khang trang và đường hoàng hơn. Những người lao động chân tay mải miết chạy đua với thời gian để chắt chiu đôi chút cho việc chi tiêu ngày Tết trong gia đình. Không ai bảo ai, tất cả đều nhịp nhàng « người nào việc ấy ».

Tiếp tục đọc

Ngày Tết nghĩ về Họ Tộc

Dân Việt Nam chúng ta có ý thức rất sâu sắc về huyết thống. Gia đình Việt nam, họ tộc Việt nam cho đến nay tương đối vững vàng là nhờ ý thức ấy. Đây là một cái vốn rất quý phải bảo tồn. Ngày nay, với cơ chế thị trường, xã hội tiêu thụ, đất nước hiện đại hoá, công nghiệp hoá, cơ chế gia đình đang có nguy cơ tan rã. Mọi ngời đều lo lắng. Nguyên việc khắp nơi mọc lên các nhà Tổ, các nghĩa trang dòng họ, các từ đường, tổ chức các ngày giỗ, từ giỗ Tổ Hùng Vương đến các họ tộc lớn như họ Ngô, Vũ, Phạm… chứng tỏ bao ngời đang suy tư tìm ra cách giữ gìn truyền thống huyết tộc ấy của dân tộc, chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa tai hại.

Tiếp tục đọc

Văn Hóa Gia Đình: Ăn Tết Việt Nam

Mỗi năm vào tháng chạp, năm hết Tết đến, người Việt Nam ta thường nói tới “Ăn Tết”.

1- Ăn Tết là Mừng năm Mới: Tống cựu nghinh tân, người ta vui mừng vì một năm cũ đã qua, và chào đón một Năm Mới đang tới. Cho nên ai ai, nhà nhà nào cũng mua sắm tấp nập, ăn uống linh đình trong ngày lễ hội đầu năm của truyền thống văn hoá Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Mâm ngũ quả ngày Tết : nhiều quan niệm, lắm cách thể hiện

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Tiếp tục đọc

Cúng Tất Niên

Sau một năm làm ăn vất vả, ngày cuối cùng của năm âm lịch là ngày để tổng kết và nhìn lại những thăng trầm của những ngày đã qua. Ngày này được gọi là ngày tất niên. Trong ngày tất niên, mọi người trong gia đình sẽ sửa soạn, quét dọn, trang trí lại nhà cửa, đón năm mới. Cùng với đó, mỗi gia đình người Việt sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng tất niên.

Tiếp tục đọc

Bánh tét ngày tết

Nếu phía Bắc, bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết thì ở phía Nam từ miền Trung trở vào mọi người đều xem bánh tét là loại bánh không thể thiếu ở mỗi nhà. Người Nam Bộ dù năm đó có khó khăn vất vả đến mấy ngày cuối năm vẫn gói năm bảy đòn bánh trước là biếu cha mẹ, anh em, hàng xóm láng giềng sau là bày lên mâm cúng giao thừa và ông bà tổ tiên.

Tiếp tục đọc