Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Về Trung Đông

 Thượng Hội Đồng về Trung Đông đã khai mạc tại Vatican Chúa Nhật vừa qua, và sẽ kéo dài 2 tuần lễ, ngắn nhất so với các Thượng Hội Đồng trước đây. Theo vị tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, Đức TGM Nikola Eterovic, lý do của sự vắn vỏi này là số người tham dự ít hơn, phương pháp thảo luận đơn giản hơn và các nghị phụ Trung Đông không thể rời xa giáo dân của mình quá lâu. Không như Thượng Hội Đồng về Lời Chúa và về Châu Phi trước đây, các phát biểu lần này của các nghị phụ không được phổ biến rộng rãi trên liên mạng. Để hiểu phần nào nội dung các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng, chúng tôi xin dựa vào bản Tổng Hợp Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, do Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố hồi tháng 6 năm nay.

Lý do triệu tập Thượng Hội Đồng

Trong Lời Nói Đầu, Tài Liệu đề cập tới tình hình hiện nay tại Trung Đông, một tình hình khá giống với tình hình của cộng đồng Kitô Giáo sơ khai tại Đất Thánh, nghĩa là đầy khó khăn và bách hại. Các Kitô hữu sơ khai ấy hành động trong những tình huống cực kỳ bất lợi. Họ gặp chống đối và thù nghịch nơi các thế lực tôn giáo của chính dân tộc mình… quê hương họ bị chiếm đóng, bị xáp nhập vào đế quốc Rôma đầy quyền lực. Nhưng họ vẫn một lòng công bố trọn vẹn Lời Thiên Chúa, trong đó có lời dạy phải yêu thương kẻ thù, phải làm chứng bằng lòng trung trinh tử đạo đối với Chúa sự sống.

Ngày nay, các Kitô hữu Trung Đông cũng đang phải đương đầu với một tình hình tế nhị về cả hai phương diện giáo hội và xã hội. Các vị giám mục của vùng, vì thế, đã kiến nghị xin Đức Thánh Cha triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục để hướng dẫn họ vượt qua tình thế tế nhị ấy. Mục tiêu của Thượng Hội Đồng có hai: Thứ nhất, để “củng cố và tăng cường các Kitô hữu trong căn tính của họ bằng Lời Chúa và các Bí Tích”. Thứ hai, để “làm sống lại sự hiệp thông giáo hội giữa các giáo hội đặc thù, để họ làm chứng cho lối sống Kitô Giáo chân chính, vui tươi và hấp dẫn”.

Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tới cam kết đại kết và cuộc đối thoại với người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo vì thiện ích của toàn bộ xã hội và để cho “tôn giáo, nhất là những tôn giáo tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất”, trở thành “động lực thúc đẩy hòa bình” mỗi ngày một hơn. Thượng Hội Đồng hy vọng “đem lại cho Kitô hữu các lý do để họ hiện diện giữa một xã hội chủ yếu gồm người Hồi Giáo, bất luận là người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Irăng hay người Do Thái tại Israel.

Tiếp tục đọc

TÔNG THƯ : ROSARIUM VIRGINIS MARIAE

CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II

GỞI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ CÁC TÍN HỮU VỀ KINH RẤT THÁNH MÂN CÔI

DẪN NHẬP. 1

CHƯƠNG I : CHIÊM NGƯỠNG ĐỨC KITÔ cùng VỚI ĐỨC MA-RI-A. 4

CHƯƠNG II:  CÁC MẦU NHIỆM CỦA ĐỨC KITÔ – CÁC MẦU NHIỆM CỦA MẸ NGƯỜI 8

CHƯƠNG III : ĐỐI VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KITÔ. 13

KẾT LUẬN. 19

DẪN NHẬP

1. Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, dần dần được hình thành trong Ngàn năm thứ hai dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này, vì mang lại hoa quả thánh thiện. Nó dễ dàng hoà nhập vào cuộc hành trình thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, đời sống này sau hai ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu và cảm thấy được Thánh Thần Thiên Chúa lôi kéo chèo ra chỗ sâu (duc in altum!) để một lần nữa loan báo, và cả đến hô to lên, trước thế gian rằng Đức Giê-su Kitô là Chúa và Đấng Cứu độ, là đường, sự thật và sự sống (Ga 14,6), mục tiêu của lịch sử nhân loại và đích điểm mà các khát vọng của lịch sử và văn minh hướng về [1].

Kinh Mân Côi, dầu rõ ràng gắn liền với Đức Ma-ri-a, chủ yếu là một lời kinh lấy Đức Kitô làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin mừng, mà ta có thể gọi là một bản tóm lược. Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Ma-ri-a, kinh Magnificat ca ngợi việc Nhập thể cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của ngài. Với Kinh Mân Côi, Dân Kitô giáo theo học tại ngôi trường của Đức Ma-ri-a và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kitô và kinh nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua Kinh Mân Côi các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế [2].

Tiếp tục đọc