Nguy Hiểm Từ Nội Bộ

Đời sống đức tin không tránh được nguy hiểm. Nguy hiểm đến từ nhiều phía. Những nguy hiểm đến từ ngoài Hội Thánh phải kể là nhiều và nặng. Nhưng những nguy hiểm đến từ nội bộ Hội Thánh cũng không ít. Chúng rất ác nghiệt. Cảnh báo trước mối hoạ đó là điều cần.

Thời các thánh tông đồ, việc cảnh báo như thế đã được thực hiện. Ở đây, xin nhắc lại những cảnh báo thời đó, để hiểu hơn cảnh báo thời nay.

1/ Nguy hiểm từ nội bộ

a) Suy thoái đạo đức.

Thánh Phaolô viết cho môn đệ Timôthê về cảnh suy thoái đạo đức sẽ xảy ra như sau:

“Anh hãy biết điều này: Vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tính, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt tự đắc, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa.

Hình thức của đạo thì họ còn giữ, nhưng những cái chính yếu thì họ chối bỏ” (2 Tm 3,1-5).

Thánh Phaolô kể ra tỉ mỉ các tính xấu trên đây, để cho môn đệ ngài thấy sự suy thoái đạo đức là trầm trọng. Lòng con người bị tàn phá thê thảm. Bi đát nhất là sự giữ đạo, chỉ còn là hình thức. Bỏ những gì là chính yếu của đạo thì kể như bỏ đạo rồi.

Cảnh suy thoái đạo đức xảy ra tràn lan, tự do tung hoành theo truỵ lạc. “Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian” (Pl 3,19).

Tiếp tục đọc

Hãy tin vào Giáo Hội!

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mời gọi chúng ta suy nghĩ về bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, và nhắc nhở ta hãy yêu mến và tin tưởng Hội Thánh hơn.

1- Tôi tin Hội Thánh

Giáo Hội đã xuất hiện công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ (x. Cv 2,1-13), và lập tức các ngài toả ra đường phố rao giảng về Chúa Giêsu Kitô chết và phục sinh … Thời của Giáo Hội đã khai mạc như thế, vào lúc mà các lời hứa và các sấm ngôn liên quan cách tỏ tường tới Đấng Bảo Trợ, tới Thần Khí ban sự sống và Thần Khí sự thật bắt đầu được thực hiện trên các Tông Đồ một cách mạnh mẽ và hiển nhiên. Đức Kitô là người sáng lập Giáo Hội, nhưng người ta cũng gọi Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập Giáo Hội. Những gì Chúa Thánh Thần đã làm với Chúa Giêsu trong cuộc đời và sứ vụ của Ngài ở trần gian thì Người cũng sẽ làm tương tự như vậy với Giáo Hội lữ hành. Vì thế, rồi đây mỗi khi cùng nhau lấy những quyết định hệ trọng, các Tông Đồ thường tuyên bố: Thánh Thần và chúng tôi quyết định …

Cộng đoàn Giáo Hội sẽ lớn lên; những tổ chức cơ cấu ngày càng phức tạp hơn sẽ phải được thiết lập như bất cứ tập thể xã hội nào, nhưng Chúa Thánh Thần mãi mãi là linh hồn của Giáo Hội, sức mạnh của Giáo Hội. Giáo Hội không thể hoàn thành sứ mạng nếu không có Thần Khí của Chúa Cha, cũng đồng thời là Thần Khí của Chúa Kitô tác sinh và hướng dẫn. Không trung thành với Thần Khí, Giáo Hội (dù ở cấp nào) luôn có nguy cơ chỉ còn là một cơ chế xã hội tìm kiếm và hoạt động theo sự khôn ngoan và tiêu chuẩn trần thế, xa lìa Tin Mừng, như lịch sử Hội Thánh vẫn cho thấy.

Tiếp tục đọc

LỄ HIỆN XUỐNG 2010 – VÀI SUY NGHĨ…

Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là mừng cuộc khai sinh Giáo Hội, mừng sự khởi đầu chính thức sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta được mời gọi xác tín cùng với Công Đồng Vatican II rằng Giáo Hội chỉ có thể là Giáo Hội trong sứ mạng, và Giáo Hội phải luôn nhìn chính mình và nhìn thế giới trong sứ mạng ấy. Tầm nhìn của Giáo Hội là tầm nhìn sứ mạng, vì Giáo Hội ý thức rằng mình hiện hữu cho – và chỉ cho – sứ mạng mà mình được ủy thác bởi Thầy Chí Thánh.

Đã hẳn trong lịch sử, có những khi Giáo Hội đi trệch, lấy một tầm nhìn khác, ưu tiên cho mục đích khác. Nhưng Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ mặc; Ngài luôn luôn có cách của Ngài để thanh luyện và hướng dẫn, giúp Giáo Hội thể hiện đúng căn tính sứ mạng của mình hơn. Nếu Chúa Thánh Thần mà ‘bỏ quên’, thì Giáo Hội đã ‘sập tiệm’ từ lâu, rất lâu rồi, thậm chí ngay từ trong trứng nước.

Xuyên qua 20 thế kỷ, Giáo Hội đã nếm trải rất nhiều cuộc bách hại. Nhưng không có sự bách hại nào từ bên ngoài Giáo Hội mà ‘hại’ cho bằng việc chính Giáo Hội – có thể ở trong thời ‘bình an’ – lại để lạc mất tầm nhìn sứ mạng của mình. Vì Giáo Hội còn lại gì khi đánh mất chính cái lý do làm cho mình hiện hữu?

Tiếp tục đọc

Tại sao công kích Đức Giáo Hoàng?

Lạm dụng tình dục là điều tồi bại, không có vấn đề gì nơi nó xảy ra. Nhưng người ta thắc mắc: tại sao sự kích động trực tiếp tập trung chú ý sự lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo, hầu hết chúng đã xảy ra cách đây hàng thập kỷ, từ một xã hội tán dương sự thiếu kiềm chế chống lại hầu hết mọi hình thức của hành động tình dục, không có vấn đề nào để làm giảm thanh thế hay sao? Có bất kỳ trường hợp cá biệt nào khác về lạm dụng tình dục mà sinh ra sự xúc phạm bằng phương tiện truyền thông không? Người ta có thể trả lời rằng Giáo hội được nắm giữ một giá đứng cao hơn bởi nó sở hữu một tiêu chuẩn cao hơn. Nhưng có một lý do sâu sắc đối với phương tiện truyền thông công kích rằng không có gì là muốn làm tổn thương giá trị đạo đức.

Một trong những đặc trưng rõ nét của tính hiện đại là sự xung đột giữa hai quan điểm đối chọi nhau về giá trị đạo đức: thuyết tương đối đạo đức chống lại quy luật tự nhiên. Sự khác nhau giữa hai quan điểm này có thẩm quyền trong phương thức họ vạch ra một ranh giới giữa đúng và sai.

Tiếp tục đọc