Tông Huấn về Dậy Giáo Lý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (phần cuối)

Sự Khích Lệ cho Tất Cả Những Ai Có Trách Nhiệm về việc Dạy Giáo Lý

62.  Giờ đây, các hiền huynh và các con yêu dấu, tôi muốn lời của tôi, có ý là lời khuyên nhủ chân thành và tận đáy lòng của tôi trong tác vụ là mục tử của Hội Thánh hoàn vũ, để đốt cháy lòng anh em, như các thư của Thánh Phaolô gửi cho các cộng sự viên trong Thánh Kinh là Titô và Timôthê, hoặc như Thánh Augustinô viết cho phó tế Deogratias, khi phó thế này nản lòng trước công tác làm Giáo Lý viên của mình, một tiểu luận về niềm vui dạy Giáo Lý.[1][112] Phải, tôi muốn gieo thật nhiều can đảm, hy vọng và sự hăng say trong lòng tất cả những người khác nhau có nhiệm vụ dạy về tôn giáo và huấn luyện về đời sống qua việc làm theo Tin Mừng.

Tiếp tục đọc

Tông Huấn về Dậy Giáo Lý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II(tiếp theo)

VI. MỘT VÀI CÁCH THẾ VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ DẠY GIÁO LÝ

 Các Phương Tiện Truyền Thông

 

46.  Từ những giáo huấn khẩu truyền của các Tông Đồ và các thư luân lưu giữa các hội thánh cho đến những phương tiện hiện đại nhất, việc dạy Giáo Lý đã không ngừng tìm những cách thế và phương tiện thích hợp nhất cho sứ vụ của mình, cùng sự hợp tác tích cực của các cộng đoàn và sự khuyến khích của các mục tử. Nỗ lực này cần được tiếp tục. 

Tiếp tục đọc

Tông Huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ( Phần IV và V)

IV. Toàn bộ Tin Mừng được múc từ một nguồn mạch

Nội Dung của Sứ Điệp

26.  Vì việc dạy Giáo Lý là một thời điểm hay một bình diện của việc Phúc Âm hoá, nên nội dung của nó cũng không là gì khác, mà là toàn thể nội dung của việc Phúc Âm hoá.  Một sứ điệp là – Tin Mừng về ơn cứu độ – sứ điệp này đã được nghe một lần hay hằng trăm lần và đã được đón nhận bằng cả tâm hồn, trong việc học Giáo Lý, sứ điệp này không ngừng được đào sâu bằng suy nghĩ và nghiên cứu một cách có hệ thống, bằng ý thức được các âm hưởng của nó trong đời sống riêng tư của một người – một ý thức đòi hỏi một quyết tâm lớn lao hơn – và bằng việc đưa nó vào tổng thể hữu cơ và hoà hợp, tức là sống đời Kitô hữu trong xã hội và thế gian.

Tiếp tục đọc

Tông huấn: Dậy giáo lý trong thời đại chúng ta (tiep theo)

Chương II: MỘT KINH NGHIỆM XƯA NHƯ HỘI THÁNH

Sứ Vụ của Các Thánh Tông Đồ

10. Hình ảnh Đức Kitô là Thầy được đóng dấu vào tinh thần của Nhóm Mười Hai và các môn đệ đầu tiên, và mệnh lệnh “Hãy đi… và làm cho muôn dân thành môn đệ” [28] đã định hướng toàn thể cuộc đời các ngài. Thánh Gioan làm chứng điều này trong Tin Mừng của ngài khi ngài tường trình lời Chúa Giêsu: “Thầy không còn gọi các con là đầy tớ, vì đầy tớ không biết việc chủ mình làm; nhưng Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cà những gì Thầy đã nghe từ Cha Thầy thì Thầy đã cho các con biết.” [29] Không phải các ông chọn theo Chúa Giêsu, nhưng chính Chúa Giêsu đã chọn các ông, giữ các ông ở lại với Người, và chỉ định các ông ngay cả trước Lễ Vượt Qua của Người, để các ông ra đi và sinh hoa trái và hoa trái của các ông sẽ tồn tại. [30] Vì lý do này mà Người đã chính thức ban cho các ông ngay từ sau khi Người phục sinh sứ vụ làm cho muôn dân thành môn đệ.

Tiếp tục đọc

Tông Huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: DẬY GIÁO LÝ TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA

III. VIỆC DẠY GIÁO LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA HỘI THÁNH

Việc Dạy Giáo Lý như Một Giai Đoạn của Phúc Âm Hoá

18.   Việc dạy Giáo Lý không thể được tách rời ra khỏi hoạt động mục vụ và truyền giáo của Hội Thánh cách chung.  Ngoài ra, nó còn có một cá tính đặc biệt đã thành một đề tài được lập lại nhiều lần trong việc chuẩn bị, và trong các buổi họp của Đại Hội lần Thứ Tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục.  Các câu hỏi này cũng được quần chúng trong và ngoài Hội Thánh quan tâm.

Tiếp tục đọc

Tông Huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về DẠY GIÁO LÝ TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA

I. CHÚNG TA CHỈ CÓ MỘT THẦY, LÀ ĐỨC GIÊSU KITÔ

Đưa Đến sự Hiệp Thông với Con Người Đức Kitô

5.  Đại Hội lần Thứ Tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục thường nhấn mạnh đến việc đặt Đức Kitô làm trọng tâm của tất cả các việc dạy Giáo Lý chân chính.  Ở đây chúng ta có thể dùng chữ “đặt Đức Kitô làm trọng tâm” theo hai ý nghĩa, không đối chọi nhau cũng không loại bỏ nhau, nhưng thay vì thế chúng cần nhau và bổ túc cho nhau. Tiếp tục đọc

Tông huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II về Dạy giáo lý trong thời đại chúng ta

Tông Huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về DẠY GIÁO LÝ TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA

 

CATECHESI TRADENDAE

MỞ ĐẦU

Mệnh Lệnh Cuối Cùng của Đức Kitô

1.      Hội Thánh luôn luôn coi việc dạy Giáo Lý là một trong những công tác chính của mình, bởi vì trước khi lên cùng Cha Người sau khi phục sinh, Đức Kitô đã ban cho các tông đồ một mệnh lệnh cuối cùng, là hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ, và dạy họ tuân giữ tất cả những gì Người đã truyền[1][1]. Như thế Người trao phó cho các ông sứ vụ và quyền năng để công bố cho nhân loại những gì các ông đã nghe, những gì các ông đã thấy tận mắt, điều các ông đã chiêm ngưỡng và đụng chạm đến bằng tay, về Lời Hằng Sống[2][2]. Người cũng trao cho các ông sứ vụ và quyền giải thích cách chính thức những gì Người đã dạy các ông, các lời nói và việc làm của Người, các dấu lạ và các mệnh lệnh của Người. Và Người ban Chúa Thánh Thần cho các ông để chu toàn sứ vụ này. Tiếp tục đọc