Tình yêu không biên giới

 
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 10, 25-37

Đạo của Chúa Giêsu thiết lập là đạo tình thương. Cái khác lạ và kỳ diệu đến ngạc nhiên của mọi người vẫn là đạo do Chúa Giêsu thành lập ở trần gian hoàn toàn dựa trên tình bác ái, yêu thương. Một thứ luật vượt ngoài sự suy nghĩ của con người. Đạo dậy yêu thương người thù địch, kẻ làm hại, người bắt bớ. Đúng là một thứ luật ở ngoài tầm hiểu biết của con người, của mỗi người. Chúa nói đạo của Ngài không chỉ yêu thương bằng môi miệng nhưng “ yêu bằng việc làm “. Tin Mừng Luca 10, 25-37 và hai bài đọc Chúa Nhật XV thường niên, năm C sẽ minh chứng điều đó.

Tiếp tục đọc

Bác ái Kitô Giáo Bác Ái của Tin Mừng

Chúa Nhật Thứ15 Mùa Thường Niên – Năm C

Tâm lý triết học chia bác ái ra làm nhiều loại tuỳ theo đặc tính của nó: bác ái đổi chác, theo nghĩa “bánh ít đi, bánh qui lại”; bác ái ngân hàng là bác ái kiểu cho vay lấy lãi một cách sòng phẳng; bác ái vị tha là bác ái hoàn toàn cho đi một cách vô vị lợi; bác ái quảng đại tức là biết sẵng sàng trao ban hơn cả những gì mà đối tượng chờ đợi, v.v… Thế còn bác ái Kitô giáo là loại bác ái nào ? Thưa, đó là bác ái của Tin Mừng, bác ái mang các đặc tính: đại đồng, vị tha và quảng đại.

– Tính đại đồng: Câu hỏi của người luật sĩ, “Ai là cận nhân của tôi ?” phản ánh chiều hướng suy nghĩ của ông. Qua đó ông muốn biết ai là đối tượng của đức ái mà luật dạy: người đồng hương, đồng đạo, người lương dân, hay người ngoại kiều cư ngụ tại Israel ? Tôi phải yêu ai mới gọi là giữ lề luật ? Bởi chưng, người Do thái thời đó hiểu người thân cận chỉ là đồng bào Do thái của mình, hay là đồng đạo với mình, nên họ không thể lưu tâm hay giúp đỡ một người ô uế, thờ ngẫu tượng.

Thế còn đối với Chúa Giêsu thì sao ? Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là bất cứ ai, không biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng… Tất cả đều là anh em, con cùng một Cha trên trời. Khi ra tay giúp đỡ một người được xem là kẻ thù của mình, người Samaria đã thực thi lòng bác ái cách bao dung, đại đồng. Và đây cũng là một nét rất đặc trưng của bác ái Kitô giáo. Quả thế, bác ái Kitô giáo luôn mang tính phổ quát, không loại trừ ai, không cục bộ bè phái, không phân biệt lương hay giáo, Bắc hay Nam, xứ này xứ kia, vùng này hay vùng nọ ….

Tiếp tục đọc

Vài ý kiến về cách nói năng

    Hãy canh giữ miệng con, lạy Chúa, và trông chừng lưỡi con

                                                                             (Tv 141, 3)

 Một người tham dự buổi họp nọ, gặp một diễn giả nói thật dài dòng. Khi thính giả này không  chịu nổi được nữa, liền đứng lên lẻn ra cửa hông. Trong hành lang, anh gặp một ngưòi bạn hỏi: “Ông ta nói xong chưa vậy?”

   Anh đáp: “Rồi, ông ta nói xong từ lâu rồi ! Ông ta cứ nói mãi !”

   Cần thấu triệt vấn đề và nói điều đáng nói, là một lời khuyên rất hay cho tôi khi mình nói chuyện với người khác mỗi ngày. Nếu thành thật với chính mình, tôi phải công nhận rằng vài đối thoại của tôi không gì khác hơn là nói nhảm.

   * Tự kiểm điểm để Sống: Đức Giêsu cảnh cáo: “Tôi nói cho các người hay : đến ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói.” (Mt 12, 36).  Bạn hãy dừng lại trong giây lát và nghĩ đến đối thoại hàng ngày của bạn ra sao? Đề tài trong hầu hết của bạn là gì? Bạn có nói quá nhiều và không cho người khác có cơ hội nói không? Lời nói của bạn có lợi ích cho người khác không? Và quan trọng nhất: lời nói của bạn có làm vinh danh Chúa không?

   Về phương diện tích cực, để đổi mới và sống lại với Đức Kitô là tập nết tốt, bỏ tật xấu, có Chúa chiếm đoạt hoàn toàn tư tưởng và hành động của bạn. Thí dụ: bạn có tính nói nhiều chiếm đoạt, hễ gặp ai là nói như cái máy. Nếu muốn Phục sinh với Chúa  Kitô và lớn lên trong Thần Khí của Ngài, bạn phải bỏ tật nói nhiều đi!

   Thánh Thần Chúa có thể giúp bạn nói những lời gây dựng người khác, chứ không chỉ để lấp đầy khoảng không. Hôm nay tôi hãy biến lời của Vua Đavít thành lời cầu nguyện của tôi:

   “Hãy canh giữ miệng con, lạy Chúa ! và trông chừng lưỡi con.”

                                                                        (Thánh vịnh 141, 3)

 Danh Ngôn: Nếu trí bạn trống rỗng, đừng quên tắt âm thanh đi !

        (If your mind goes blank, don’t forget to turn off the sound)

 Phó tế GB Nguyễn Văn Định  *johndvn@yahoo.com

 

Sức mạnh của lời nói 2

Lời nói của anh em phải luôn luôn mặn mà dễ thương, để anh em biết đối đáp sao cho phải với mỗi người.” (Cl 4, 6).

Lời nói phát xuất từ bên trong

Lời nói thể hiện con người: “Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.” (Hc 27, 6). Nguyên nhân sâu thẳm của lời nói phát xuất từ bên trong, do tâm ý mà có. Vì thế, những lời nói tồi tệ phóng ra qua cửa miệng bên ngoài chứng tỏ người ta đã trở nên ô uế từ ở cõi lòng mình: “Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống.” (Mt 15, 18-20 ).

Lòng đã xấu thì không thể phát ra điều tốt được. Chính vì nhận thấy điều gian ác nơi lòng những người Pharisêu, nên Chúa Giêsu đã từng nói thẳng với họ: “Loài rắn độc kia, xấu như các người, thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình.” (Mt 12, 34-35 ).

Do lòng ganh tị và ghen ghét ít nhiều nằm vùng trong tâm hồn mỗi người, nên ta dễ bị cám dỗ phát ra những lời nói tai hại với một ai đó, làm hủy hoại thanh danh và đời sống tinh thần của họ. Vì thế, để có thể nói những gì tốt lành và hữu ích đòi ta phải chỉnh sửa và thanh lọc từ bên trong của lòng mình. Điều quan trọng nhất là có được tấm lòng yêu thương. Khi có một tấm lòng thực sự biết thương yêu mọi người, tự nhiên người ta biết cách phải nói như thế nào cho thích hợp và sinh ích lợi cho người nghe.

Khi dùng những lời phê phán tiêu cực chứng tỏ mình không có tình thương. Phê phán tiêu cực là một cách thế cố tìm cách bôi xóa tên của kẻ khác để thay thế tên mình vào đó. Điều đó nói lên sự đố kỵ và ý đồ muốn chiếm đoạt cách bất công và bất nghĩa. Quả là một cách thế bần tiện, nhưng rồi đó vẫn là điều xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội và cộng đoàn. Lề thói vô tâm này là điều oan trái nhất cho chính mình, “Vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót.” (Gc 2, 13).

Tiếp tục đọc

Sự Hợp Lý của Thượng Đế

 Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài.

Báo “Kiến Thức Ngày Nay” số 636, ra ngày 10 tháng 4 năm 2008, trong mục “suy ngẫm”, tác giả Hải Âu đã sưu tầm được một mẩu ngăn ngắn, mà gã xin mượn tạm để trình làng:

“Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:

– Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

– Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

– Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm là tổn thương người khác.

– Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

– Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

Tiếp tục đọc

Nghệ thuật nói

CHIA SẺ VỚI BẠN LỜI NÓI HAY
1. Ít nói lời báo oán, mà nên nói nhiều lời khoan dung. Lời báo oán thì đem lại hận thù, nhưng lời nói khoan dung chính là trí tuệ.

2. Ít nói lởi giễu cợt, mà nên nói nhiều lời tôn trọng. Lời giễu cợt tỏ ra sự khinh thị, mà lời tôn trọng thì tăng thêm hiểu biết.

3. Ít nói lời từ chối, mà nên nói nhiều lời quan tâm. Lời từ chối thì hình thành đối lập, nhưng lời nói quan tâm thì được tình hữu nghị.

4. Ít nói lời ra lệnh, mà nên nói nhiều lời trao đổi ý kiến. Vì lời mệnh lệnh chỉ là tiếp thu, nhưng lời trao đổi ý kiến mới là lãnh đạo.

5. Ít nói lời phê bình, mà nên nói nhiều lời khuyến khích. Vì lời phê bình chỉ tạo thành xa cách, còn lời khuyến khích thì kích thích tiềm năng.
VietCatholic News (Thứ Hai 17/11/2008 18:30)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Thánh hóa lời nói

1.    Ngôn ngữ: Đặc ân của xã hội loài người

Trong tất cả mọi thụ tạo hữu hình, chỉ loài người có tiếng nói. Loài chim có tiếng hót véo von, nhưng chỉ có một vài điệu quen thuộc. Loài thú vật chỉ có những tiếng kêu đơn giản. Chỉ riêng có loài người mới có tất cả hệ thống ngôn ngữ tinh vi diễn đạt được hết mọi trạng thái phức tạp của tâm hồn, mọi khung cảnh của vũ trụ.

Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được xã hội quy định ý nghĩa và mọi phần tử trong xã hội đều có thể sử dụng nó như một dụng cụ để biểu cảm và trao đổi.

Đọc Thánh Kinh chúng ta thấy có câu chuyện tháp Babel giải thích về nguồn gốc ngôn ngữ: khắp nơi trên trái đất nói cùng một thứ tiếng như nhau (St 11,1). Nhưng vì kiêu ngạo, muốn biểu dương quyền lực bằng cách xây một ngọn tháp cao thấu trời (St 11,4) nên con người đã bị phạt: tiếng nói trở thành lộn xộn, không hiểu được nhau (St 11,7). Như vậy, ta thấy khi loài người kiêu ngạo, phô trương là lúc họ không thể thông cảm với nhau được.

Ngôn ngữ là phương tiện diễn tả tư tưởng của mình và là cách thế để tạo mối thông cảm giữa các cá nhân. Lời nói đó chỉ có thể đạt tới kết quả sự hiểu biết lẫn nhau, nếu loài người sống khiêm nhường, tùng phục Thiên Chúa, vâng giữ giới răn Người.

Đối với loài vật vô tri giác, chúng không bao giờ có trách nhiệm về tiếng kêu và tiếng hót của chúng. Nhưng con người phải trả lẽ về từng lời đã nói. Trong dụ ngôn nén bạc, ta thấy chủ bảo tên đầy tớ bất trung: “Ta sẽ xử với người theo lời miệng ngươi nói” (Lc 19,22).

Chính lời nói mà ngươi được trắng án. Cũng chính bởi miệng lưỡi mà chính ngươi bị kết án. Như vậy, xem ra lời nói có phần quan trọng rất lớn trong đời sống một tín hữu. Lời nói có thể ảnh hưởng tới vận mệnh đời đời của các linh hồn.

Đây là một vấn đề then chốt trong cuộc sống, đó là việc thánh hoá ngôn từ. Thánh Giacôbê rất chí lý khi khẳng định: “Nếu ai không sai lỗi trong lời nói, đó là người hoàn thiện” (Gc 3,2).

Việc kiềm chế miệng lưỡi không phải chỉ là một thuật xử thế, một cách tỏ mình ra đạo mạo thận trọng, mà còn là một vấn đề tu đức. Ta hãy nghe thánh Giacôbê lập luận: “Nếu ta tra hàm thiếc vào mõm ngựa, để bắt chúng theo ý ta, thì ta cũng hướng dẫn một trật cả thân mình chúng. Như bánh lái rất quan trọng trong việc điều khiển chiếc thuyền. Và dù có bị cuồng phong đẩy mạnh chúng cũng được hướng dẫn do một bánh lái bé nhỏ, nó đi đến đâu tuỳ ý người hoa tiêu. Cũng vậy, lưỡi chỉ là một phần cỏn con trong thân thể con người, như tàn lửa nhỏ thế mà đốt cháy cả tán rừng lớn: lưỡi là lửa” (Gc 3,3-6).

Tiếp tục đọc