Đạo đức và vai trò đạo đức trong đời sống con người

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NƠI NGƯỜI TRẺ HÔM NAY

DẪN NHẬP

Đạo đức là thước đo thang giá trị của con người mọi thời đại. Những giá trị đạo đức không bao giờ thay đổi, có chăng là chỉ thay đổi cách nhìn về giá trị ấy. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ nơi cuộc sống hiện đại. Cuộc sống hiện đại đã làm cho con người có những cách nhìn mới về những giá trị đạo đức. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tân tiến mang lại cho con người nhiều tiện nghi thoải mái. Tuy nhiên, nó cũng mang lại cho con người nhiều nỗi phiền toái, và còn lấy mất khỏi con người nhiều giá trị cao đẹp – vốn là những điều quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lý tưởng sống của con người.

Những phương tiện khoa học kỹ thuật vốn không tốt cũng không xấu. Nó tốt hay xấu là phụ thuộc vào người sử dụng nó. Thế nhưng, những phương tiện khoa học kỹ thuật, hay nói một cách nôm na hơn là cuộc sống hiện đại đã làm cho con người, nhất là những người trẻ, có những thay đổi cách nhìn về giá trị đạo đức.

Giới trẻ ngày nay có cách nhìn về cuộc sống, con người, thời đại và về những giá trị đạo đức khác những người xưa nhiều. Đạo đức truyền thống đối với họ không phải là điều bắt buộc nữa. Thứ đạo đức đó đối với họ đã trở thành những món đồ cổ rồi. Phải chăng bây giờ lớp trẻ đang sống thiếu đạo đức ? Một vấn nạn không dễ trả lời.

Những giá trị cao đẹp vốn đã tồn tại bao đời, đang thiếu vắng nơi một bộ phận các bạn trẻ hôm nay. Là con người hoài vọng cho một tương lai sáng lạn, một đất nước giàu và đẹp, cho một tương lai nhân loại tươi sáng hơn, ai lại không băn khoăn, ưu tư trước những thách đố của thời đại, trong đó có vấn đề giá trị đạo đức nơi người trẻ, hay nói một cách thực tế hơn là nhân cách của giới trẻ.

Hàng ngày, chúng ta có thể xem thấy hay đọc được trên các phương tiện thông tin đai chúng những mảnh đời tươi trẻ đang sa vào vũng lầy của tội phạm, tiêm chích,… rồi rơi vào tuyệt vọng. Mang lấy kiếp người, không ai tránh khỏi đau khổ, nhưng có những cái đau đáng tôn trọng, có những cái đau đáng thương, có những cái đau để rèn luyện nhân đức con người và cũng có những cái đau chỉ mang lại thêm đau khổ. Những cái đau đớn do ngoại cảnh đem đến cho ta không nói làm gì, điều đáng nói ở đây là có những cái đau mình biết là do mình tạo nên, nhưng vẫn lao vào đó để chuốc lấy cũng như mang đến cho người khác thì thật đáng trách. Phải làm gì đây để quét sạch những cọng rác làm dơ bẩn sân chơi của cuộc đời ?

Dòng đời vẫn ngược xuôi tất bật, ngồi yên một mình trong phòng để suy nghĩ cũng không xong, mà nếu dạo quanh phố phường một vòng thì thấy toàn là những “điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nhìn những người trẻ sống vất vưởng bên dòng đời, tôi cảm thấy ưu tư, xót xa cho những số phận phũ phàng tang thương đó. Đây là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này: một là để hiểu hơn thực trạng của đời sống người trẻ; hai là để hun nóng những ưu tư trong con tim mình nhằm có một hướng đi cho tương lai dâng hiến.

Đạo đức ngày nay bao gồm nhiều lãnh vực, chứ không gói gọn trong cách học làm người: Đạo đức sinh học, đạo đức trong kinh doanh, đạo đức trong chính trị, đạo đức trong nhà trường, đạo đức trong tôn giáo… mỗi một trong những nền đạo đức này nói lên một khía cạnh nào đó của cuộc sống con người. Giá trị của chúng khác nhau, tuy nhiên, chúng có một điểm chung là con người. Giá trị đạo đức thực là cái bảo đảm cho một cuộc sống hạnh phúc hơn, sung mãn hơn.

“Giá trị đạo đức nơi người trẻ hôm nay” không phải là một đề tài mới mẻ đối với quần chúng, vì thực tế đã có nhiều người viết và viết đến nơi đến chốn. Trong phạm vi và giới hạn của bài tiểu luận này, người viết không có tham vọng trình bày một cách rốt ráo mọi góc cạnh của đạo đức cũng như những thay đổi về giá trị đạo đức nơi người trẻ hôm nay; người viết chỉ mong, qua tiểu luận này, nói lên những suy tư của mình về hiện tình sống của người trẻ cũng như là để tìm hiểu sâu hơn những gì đang diễn ra nơi họ.

Tiếp tục đọc

Ngày Tình Yêu

Valentine Card 1883

Valentine’s Day (Ngày Tình Yêu) hay Saint Valentine’s Day (Lễ Thánh Valentine) là ngày nghỉ được nhiều người trên thế giới kỷ niệm vào ngày 14/2. Tại các nước nói tiếng Anh, đây là ngày truyền thống để những người yêu nhau bày tỏ tình yêu bằng cách gởi thiệp Valentine, tặng hoa hoặc tặng bánh kẹo cho nhau. Ngày lễ đặt theo tên của 2 vị trong số nhiều vị tử đạo Thiên Chúa giáo thời sơ khai tên là Valentine. Các vị thánh được tưởng nhớ ngày 14/2 là Valentine thành Rôma (Valentinus presb. m. Romae) và Valentine thành Terni (Valentinus ep. Interamnensis m. Romae). Thánh Valentine thành Rôma là linh mục, tử đạo khoảng năm 269 và được an táng tại Via Flaminia. Hài cốt của ngài để ở nhà thờ thánh Praxed tại Rôma và ở nhà thờ Carmelite trên đường Whitefriar tại Dublin, Ai-len. Thánh Valentine thành Terni là giám mục giáo phận Interamna (nay là Terni) khoảng năm 197, tử đạo trong thời bách đạo của hoàng đế Aurelian, cũng được an táng ở Via Flaminia nhưng khác địa điểm với thánh Valentine thành Rôma. Hài cốt của thánh Valentine thành Terni để ở nhà thờ chính tòa thánh Valentine tại Terni (Basilica di San Valentino).

Sách Catholic Encyclopedia (Bách khoa Công giáo) cũng nói về vị thánh thứ ba tên Valentine được tôn kính ngày 14/2. Ngài chịu tử đạo ở Phi châu với các bạn khác, nhưng người ta không biết gì hơn về ngài. Không có yếu tố lãng mạn nào thể hiện trong tiểu sử các vị tử đạo này thời Trung cổ sơ khai. Khi thánh Valentine được liên quan sự lãng mạn hồi thế kỷ 14, sự khác biệt giữa thánh Valentine thành Rôma và thánh Valentine thành Teri hầu như không còn.

Ngày này được kết hợp với tình yêu lãng mạn theo chu kỳ Geoffrey Chaucer thời Trung cổ, khi mà truyền thống yêu thương phong nhã phát triển mạnh, và được kết hợp chặt chẽ với việc trao nhau những lời chúc yêu thương theo kiểu Valentine.

Các biểu tượng Valentine hiện đại gồm nét vẽ hình trái tim, chim bồ câu và hình Thần ái tình có cánh. Từ thế kỷ 19, các lời chúc viết tay phổ biến rộng rãi dẫn đến việc sản xuất hàng loạt các thiệp chúc. Việc gởi thiệp Valentine rất pổ biến ở Anh lúc đó. Năm 1847, Esther Howland kinh doanh phát đạt ở Worcester, Massachusetts, về sản xuất thiệp Valentine làm thủ công theo kiểu Anh. Thiệp Valentine cũng phổ biến ở Mỹ hồi thế kỷ 19, việc tặng thiệp ngày nay vẫn phổ biến hơn là trực tiếp tỏ tình, tiên báo ngành thương nghiệp hóa các ngày lễ ở Mỹ. Ngày Tình Yêu được coi là một trong các ngày lễ tiêu chuẩn. Hiệp hội Thiệp Hoa kỳ ước tính mỗi năm có khoảng 1 tỷ thiệp Valentine được gởi, chỉ sau lễ Noel với khoảng 2,6 tỷ thiệp được gởi.

Valentine Card 1910

Tiếp tục đọc

Tình Yêu Valentine

Nguồn gốc chữ Song Hỷ

Nhận các thiệp cưới, đôi khi có tấm thiệp viết một chữ Hán rất to. Đó là chữ Song Hỷ. Hai chữ Hỷ ghép bên nhau, thành một chữ Hỷ lớn. Hỷ có nghĩa là vui. Ngày cưới là ngày vui nhất của cô dâu chú rể. Hai niềm vui góp lại thành một. Ngày cưới cũng là ngày vui của cha mẹ, dòng tộc hai bên, bạn bè xa gần.

Song Hỷ xuất hiện từ đời nhà Tống (Trung Quốc) do một danh sĩ nổi tiếng sau trở thành tể tướng của vua Tống Thần Thân và Vương An Thạch đặt ra (ghép hai chữ hỷ lại) để nói về chuyện hai lần gặp may rất lớn lao của mình.

Vương An Thạch là người nước Lỗ cùng quê với Khổng Tử, học rất giỏi. Lần lên kinh đô cách quê chừng 200 dặm để dự thi, ông đi qua một vùng trù phú. Ở đó một nhà giàu tầm cỡ phú gia địch quốc, đang kén chồng cho con gái rất xinh đẹp. Phú ông là người có học nên kén rể bằng cách thách đố, y muốn tìm rễ giàu chữ làm hiền sĩ chứ không phải lắm của nhiều tiền. Nhân trong nhà có bộ đèn kéo quân lớn đẹp. Ông viết vế đối: Mã Tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ. Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân.

Tiếp tục đọc

Kinh nguyện của đôi tân hôn

Lạy Chúa,

Chúa đã ban cho con người bạn trăm năm ở đời này,

xin Chúa cho con hiểu biết trách nhiệm của con

là tạo hạnh phúc cho bạn con,

và tình yêu của bạn con là sức mạnh giúp con can đảm

để làm tròn bổn phận Chúa giao phó cho con.

Xin Chúa cho con được biết bạn con ước muốn những gì,

hy vọng những gì, lo lắng những gì,

để con vỗ về an ủi chở che…

Xin Chúa cho con biết đối đãi tử tế với bạn con,

xin cho con nhớ rằng một lời âu yếm,

một cử chỉ yêu thương làm cho con vui lòng hả dạ.

Xin chớ để con bất công, tàn nhẫn,

xin dạy con biết ăn ở hiền từ và mềm mại với bạn con.

Và nếu cần sửa dạy, thì xin cho con

biết dùng những lời khôn khéo đại lộ và yêu thương.

Cho con biết rằng, con cũng có nhiều khuyết điểm,

nên con không có quyền đòi hỏi bạn con phải trọn lành.

Con biết rằng, tha thứ sai lầm, nín nhịn yếu đuối,

ấy là dấu hiệu yêu nhau thành thực.

Lạy Chúa, xin giữ lòng con khỏi tính ghen tuông ngờ vực.

Xin cho gia đình chúng con hằng được đoàn tụ ấm cúng,

trung thành yêu nhau và đạo đức.

Lạy Chúa và Mẹ Maria, xin giúp chúng con luôn.

A-men.

Kinh cầu nguyện cho ơn gọi

 
Kinh cầu Thánh Thần mở lòng trí những bạn trẻ nam nữ đón nhận ơn gọi

 Lạy Chúa Thánh Thần là Tình yêu muôn thuở,  Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, chúng con cám ơn Ngài về những ơn gọi của các tông đồ và các thánh đã xây đắp Giáo hội. Chúng con tiếp tục cầu xin việc làm này của Ngài cho Giáo hội hôm nay. Xin hãy nhớ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Ngài ngự xuống trên các Tông đồ đang cùng nhau tụ họp cầu nguyện với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu mà đoái thương nhìn đến Giáo hội của Ngài hôm nay đang cần đến những linh mục thánh thiện, trung thành, và làm chứng quyền năng do ân sủng Ngài. Giáo hội đang cần những tu sĩ nam nữ tận hiến đời mình tỏ lộ niềm vui của những người sống cho Thiên Chúa Cha, những người thi hành sứ mệnh và hy lễ của Chúa Giêsu, những người xây dựng bác ái cho thế giới mới.

Lạy Chúa Thánh Thần là Suối trường sinh của niềm vui và bình an, chính Ngài là Đấng mở lòng, mở trí ơn gọi thánh; chính Ngài là Đấng hữu hiệu hóa mọi động lực hướng tới điều tốt lành, hướng tới sự thật, hướng tới bác ái yêu thương. Ngài dùng những “Lời rên xiết khôn tả” mà dâng lên Chúa Cha từ lòng Giáo hội đang đau khổ và đang phấn đấu cho Tin Mừng Nước Trời.

Xin mở lòng, mở trí những bạn trẻ nam nữ để phát triển một vườn hoa mới cho ơn gọi hướng tới sự trung thành với tình yêu Ngài, và để mọi người có thể nhận biết Chúa Giêsu, là Ánh Sáng sự thật đã đến thế gian, hầu ban cho mọi người niềm hy vọng chắc chắn vào đời sống trường sinh. Amen.

KINH Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN

Thân lạy Á Thánh Anrê,
Là Chứng nhân tiên khởi của Hội Thánh Việt Nam.
Xưa Người đã hiến trọn tuổi xuân và mạng sống,
Để đáp đền tình Chúa yêu thương,
Góp phần xây dựng Hội Thánh Việt Nam thưở ban sơ.
Là giáo lý viên nhiệt tình và quảng đại,
Không ngại gian nan rao giảng Tin Mừng.
Sau hết, Người đã lấy máu đào,
Minh chứng tình yêu son sắt
Dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh.
Nay trên thiên quốc,
xin người đoái thương nguyện giúp cầu thay,
cho quê hương Việt Nam rạng ngời Danh Chúa,
cho giáo dân Việt Nam biết mến Chúa yêu người,
cho các bạn trẻ Việt Nam nhiệt thành thánh thiện,
cho các giáo lý viên,
biết hết lòng phục vụ trong niềm tin yêu phó thác.

Thân lạy Á Thánh Anrê,
Xin cho mọi người chúng con,
Luôn ghi nhớ và thực hiện nguyện ước của Người:
Đem tình yêu đáp trả tình yêu,
Hiến dâng mạng sống báo đền mạng sống.
Quyết một lòng trung nghĩa với Chúa Giêsu,
Cho đến trọn đời. Amen

Lời cầu nguyện của các bạn trẻ

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã sống tuổi trẻ như chúng con
Và đã gọi ngay nhiều người trẻ đến với Chúa.
Khi Chúa vào đời,
Chúa đã cùng họ rảo hết các xóm làng,
Trèo lên những ngọn núi cao,
Nhiều lần gặp sóng gió trên biển hồ.
Chúa dạy họ cầu nguyện,
Để đón nhận mạc khải của Chúa Cha.
Và sai họ đem bình an đến cho mọi nhà.
Rồi tuôn đổ Thánh Thần xuống trên họ.
Chúa sai nhóm trẻ đi xây dựng Giáo Hội và thế giới mới,
Trên nền tảng Tin Mừng và tình yêu của Chúa.
Xin cho người trẻ chúng con hôm nay,
Biết đón nhận ánh mắt yêu thương của Chúa,
Bảo nhau đến với Chúa,
Và trở thành môn đệ Chúa yêu.
Xin thuật lại cho chúng con các dụ ngôn về người trẻ,
Để chúng con không bỏ nhà,
Khiến cha già phải nhớ thương.
Nhưng chúng con phải sử dụng tài năng,
Với tinh thần tỉnh thức và khôn ngoan.
Xin đào tạo chúng con,
Như nhóm trẻ ban đầu của Chúa,
Để các đôi bạn trẻ
Luôn hân hoan vì rượu mới Chúa ban.
Và để nhiều người trẻ khác
Tiếp tục đọc

Bài giảng của Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong Thánh lễ Tạ ơn Bế mạc cuộc Hội thảo “Bạn trẻ và Đức tin”, tại nhà thờ Chính Tòa Hải Phòng ngày 22 – 07 – 2010

MUỐI CHO ĐỜI

Các bạn trẻ thân mến,

Cuộc họp mặt, quy tụ của các bạn hôm nay quả thực là niềm vui lớn lao của Hội Thánh và cụ thể hơn là của Hội Thánh Việt Nam.

Thật vậy, như chúng ta đều biết, theo nguyên nghĩa, Hội Thánh không gì khác hơn là đoàn người được Lời Thiên Chúa quy tụ nên một. Vì thế, có thể nói, hôm nay các bạn chính là Hội Thánh theo nghĩa đẹp nhất, Hội Thánh của những con người trẻ trung, vì Lời Chúa kêu gọi mà đến với nhau, hợp nhất với nhau trong cùng một lòng tin, một tình yêu và một niềm hy vọng.

 Đàng khác, cuộc hội tụ của chúng ta lại diễn ra trong bầu khí Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, năm đánh dấu bước trưởng thành của Giáo Hội, của cộng đồng Kitô hữu trên quê hương Việt Nam của chúng ta. Các bạn quả thực là dấu chứng rõ ràng và có sức thuyết phục về sức sống của Hội Thánh trên mảnh đất thân yêu này, mảnh đất được tưới thắm bởi dòng máu của biết bao nhiêu anh hùng tử đạo, mảnh đất vùi sâu vô vàn hạt giống và có khi như vùi dập mọi niềm hy vọng thì nay lại trổ sinh những mầm sống mạnh mẽ, tốt tươi.

Các bạn thân mến, chính vì những ý nghĩa đặc biệt đó mà giờ phút này, tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn một vài tâm tình, khởi từ Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, với ước mong Lời Chúa sẽ trở thành Nguồn Sáng và Nguồi Sức Sống giúp chúng ta trở nên những con người thực sự mạnh mẽ và trưởng thành trong đời sống đức tin, những con người giữ mãi được nét tươi trẻ của Tin Mừng và sẵn sàng dấn thân cho tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa muốn dành cho nhân loại, cho mọi con người trong cuộc sống hôm nay.

1. Lý tưởng sống của người Kitô hữu.

“Anh em là muối cho đời… Anh em là ánh sáng cho trần gian”. Lời Chúa thật đơn sơ, giản dị nhưng lại nói với chúng ta thật nhiều điều. Quả vậy, kiểu nói “sống cho” trước hết nói đến một cuộc sống có mục đích, và là mục đích hết sức cao đẹp. Con người “sống cho đời”, “sống cho trần gian” là con người có lý tưởng sống thực sự, và là một lý tưởng lôi cuốn người đó ra khỏi vòng chật hẹp của những lợi ích hay tham vọng cho riêng mình. Sống cho đời, sống cho trần gian nói cho cùng là sống cho nhân loại, cho mọi người hay ít nhất là sống cho điều gì đó lớn lao hơn cuộc sống đời mình, lớn lao hơn sự nghiệp hay lợi ích của riêng mình. Tất cả cuộc đời Ngài là gì nếu không phải là trọn vẹn “sống cho” Thiên Chúa và cho cả trần gian này.

Các bạn trẻ rất thân mến, sống có mục đích, có lý tưởng và hơn nữa sống cho một Ơn Gọi là yếu tố nền tảng tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời người Kitô hữu. Kitô hữu không thể chỉ là người sống cho mình, hay cho những gì thuộc về mình mà thôi. Thực ra ngay cả việc sống cho ra người cũng thế: phải sống cho ra sống, nghĩa là phải sống có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp để vươn tới. Thế nhưng, trong thực tế của chúng ta hôm nay, không phải ai cũng có ý thức được điều đó, thậm chí một trong những nguy cơ chính đe dọa đến sự tồn tại cũng như sự phát triển của xã hội hiện đại của chúng ta, đó là việc thế hệ trẻ dần dần đánh mất ý thức về mục đích cũng như lý tưởng tốt đẹp của cuộc sống. làm sao có thể hy vọng ở tương lại của một gia đình, một cộng đồng, nếu chính tuổi trẻ và thế hệ trẻ sống buông thả, bất cần, sống mà không còn biết mình sống để làm gì, không biết mình đi đâu, về đâu…

  Tiếp tục đọc

Nhân dịp Năm Thánh cùng đọc lại tâm tình của Hội đồng Giám mục Việt Nam đối với giới trẻ

Nhiều bạn trẻ đã đặt câu hỏi: “Giáo Hội đã làm gì cho tôi? Giáo Hội đang kỳ vọng gì nơi người trẻ?” Một câu hỏi thật có lý, vì một khi biết Giáo Hội đã và đang làm gì cho bạn, thì bạn mới có thể cộng tác với Giáo Hội. Khi biết Giáo Hội đang mong chờ gì ở nơi bạn, bạn mới có thể dấn thân cách nỗ lực và hữu hiệu hơn.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại những Thư Chung của Hội đồng Giám mục, để xem các ngài dành cho giới trẻ sự quan tâm như thế nào.

Người viết bài này không sưu tầm được những tài liệu của Hội đồng Giám mục miền Nam, trước năm 1975. Những tài liệu được gọi là của Hội đồng Giám mục được khởi đầu với Thư Chung 1980, một bức thư đã để lại những âm vang tốt đẹp nhưng cũng gợi ra một hướng đi mới mẻ cho Giáo Hội Việt Nam. Trong giáo huấn của mình đối với các bạn trẻ, các vị chủ chăn đã đề cập đến những lãnh vực sau đây:

Tiếp tục đọc