Năm Thánh, Hòa Giải và Hy Vọng

 

 Năm nay ngày quốc tế chống tham nhũng (8-12) diễn ra cùng lúc với Hội Nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen. Liên Hiệp Quốc đã đứng ra tổ chức cả hai hội nghị này để tìm kiếm phương thức chống lại tác hại tàn phá môi trường sống của nhân loại trên hành tinh này. Hai sự kiện quan trọng này diễn ra cùng lúc cho thấy giữa tham nhũng và tàn phá môi trường có mối liên quan hỗ tương. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trong thông điệp nhân ngày quốc tế chống tham nhũng đã nhấn mạnh : “Đừng để tham nhũng giết chết phát triển.”

Rồi những hội nghị quốc tế rầm rộ này cũng qua đi. Vấn đề là sau hội nghị đó có được những biến đổi tích cực nào, hay cũng chỉ là những khẩu hiệu hô lên rồi để đấy. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế vừa công bố bảng chỉ số tham nhũng 2009, theo đó Việt Nam vẫn đứng thứ hạng 120/180. Hội  nghị Copenhaghen về biến đổi khí hậu là một lời nhắc nhớ đừng huỷ hoại môi trường sống của mình và nhân loại. Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, mỗi năm mất đi 51.000 ha rừng. 80% diện tích rừng ngập mặn đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng (nguồn, báo Thanh Niên, 9-12-2009).

Đã qua rồi đêm diễn nguyện mừng khai mạc Năm Thánh thật ấn tượng do mười giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội tổ chức trên một quảng trường rộng gần 11.000m2 ngay trước phế tích nhà nguyện Đại Chủng Viện Kẻ Sở. Cũng qua rồi Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội với hơn 30 giám mục, hơn 400 linh mục, gần 1000 tu sĩ nam nữ chủng sinh, và khoảng 70000 giáo dân đến từ ba miền đất nước. Rồi những ngày Khai Mạc Năm Thánh tổ chức tại các Giáo Phận, các giáo hạt, giáo xứ cũng qua đi. Dư âm còn lại chăng phải là lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục Phụ Tá GP.TPHCM : “Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài – dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh : mẩu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ…”

Tiếp tục đọc

Đào Tạo Đội Ngũ Tông Đồ Giáo Dân

Qua sắc chỉ « Super Cathedram » ngày 09/09/1659, Tòa Thánh đã trao cho các Giám mục Đại diện Tông Tòa sứ mệnh truyền giáo tại Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thực hiện sứ mệnh này, công việc quan trọng nhất đã được rõ rệt xác định là việc quản trị các địa phận truyền giáo và việc đào tạo giáo sỹ địa phương. Các Đại Diện Tông Tòa đã thực hiện hai công việc này một cách nhiệt tình và tích cực ngay từ buổi đầu. Song song với hai công việc ấy, các ngài còn thực hiện nhiều công việc khác, quan trọng không kém, đặc biệt là việc đào tạo các tu sĩ, phát triển Hội Thầy Giảng, lập từ thời các cha Dòng Tên và lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670 và việc đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân. Trong bài này, chúng ta đặc biệt chú trọng đến công việc đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân, trong buổi đầu, vào thế kỷ XVII và những kết quả của nó trong hai thế kỷ XVIII và XIX.

1. Xác định những nguyên tắc nền tảng cho việc đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân, trong Công Đồng Ayuthia 1664

Trong bản « Chỉ dẫn thừa sai », tài liệu căn bản của Công Đồng Ayuthia 1664, việc đào tạo giáo dân rõ rệt chiếm một chỗ quan trọng hơn cả, chiếm sáu trên 10 chương của Chỉ Dẫn. Ba chương III, IV và V dành cho việc rao giảng Tin Mừng cho lương dân, Hai chương VI và VII dành cho dự tòng, chương VIII dành cho tân tòng và chương IX dành cho « Những Kitô hữu tòng giáo lâu năm ».

Tiếp tục đọc

Linh Mục – Người mắc nợ

Khi nói đến nợ nần là nói đến phụ thuộc. Thực ra, chẳng ai muốn rơi vào cảnh nợ nần, vì nợ là phải mang ơn và phải lo đáp trả. Tuy thế, trong cuộc sống làm người, không ai là một ốc đảo, chẳng ai có thể sống một mình. Người ta phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi người một ngành nghề, một bậc sống. Cũng chính vì thế mà bức tranh cuộc đời trở nên sinh động phong phú hơn. Có những “món nợ” đã giúp ta nên người, như lời thơ trong bài “Mắc nợ”:

Tiếp tục đọc

Những đám mây bụi

Tuần qua, một hiện tượng tự nhiên đã làm cả Âu châu kinh hoàng, đó là đám mây bụi khổng lồ do núi lửa từ Iceland đã phóng ra. Những cột tro bụi cao tới 6 km đã làm tê liệt một số tuyến bay. Đã rất nhiều chuyến bay bị hủy, nhất là những chuyến bay tại miền bắc nước Anh.  Những chuyến bay của Vietnamairlines về phía Âu châu cũng phải hoãn lại, vì lý do an toàn cho chuyến bay. Núi lửa bắt đầu phun trào từ ngày 14-4, và cho đến 20-4 vẫn chưa có hy vọng ngưng lại.

Tính đến ngày 18-4, tổng cộng đã có 17.000 chuyến bay trong không phận châu Âu bị hủy. Chỉ có 5.000 chuyến còn hoạt động. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, đại diện cho 230 hãng hàng không, ước tính việc đóng cửa không phận tiêu tốn ngành công nghiệp này 200 triệu USD mỗi ngày.

Không dừng lại ở những thiệt hại của các hãng hàng không, người ta còn nghĩ đến hậu quả tai hại của những cột mây bụi này kể cả sau khi núi lửa đã dừng lại, đó là sự ô nhiễm môi trường và sự tàn phá đối với thiên nhiên.

Tiếp tục đọc