Suy niệm Giáng Sinh

Con Trẻ đang gõ cửa!

(Is 9,1-6; Lc 2,1-14)

Hôm nay Ðấng Cứu Thế, Ðấng Giải Phóng muôn dân đã được sinh ra. Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân và đang ở giữa chúng ta!

Ðó không chỉ là một biến cố vô cùng vĩ đại cho cả vũ trụ, nhưng còn là một điều rất gần gũi và rất nhân bản: Thiên Chúa toàn năng vô biên đã trở nên một hài nhi yếu đuối đang cần đến một bà mẹ. Vâng, Thiên Chúa đã trở nên một hài nhi, một con trẻ, một con người, đã bước vào đời với tiếng khóc và nước mắt, đang cất tiếng cầu cứu, đang giơ đôi tay nhỏ bé về hướng mẹ để tìm được ấp ủ và chở che!

Quả vậy, Thiên Chúa đã trở nên một hài nhi đang cần đến tình yêu chở che của con người: Từ việc đi tì m k iếm một chỗ nghỉ chân cách vô vọng, cho tới việc phải lén lút chạy trốn trước lưỡi gươm tàn ác của Hê-rô-đê, v.v…! Nhưng phải chăng con trẻ Giêsu nếu được sinh ra trong thời đại văn minh tân tiến của chúng ta ngày nay sẽ gặp được nhiều may mắn hơn chăng? Ai sẽ bảo đảm được điều đó? Tôi thiết tưởng rằng số phận của Người vẫn không được may mắn và sáng sủa hơn, nếu không nói là rất có thể còn tồi tệ và nguy hiểm hơn!

Nhìn vào cuộc sống xã hội ngày nay, người ta phải nhận định rằng tuy phương diện vật chất đã được cải tiến rất nhiều, nhưng lòng ích kỷ của con người vẫn không thay đổi, nếu không nói là còn trở nên thâm hiểm hơn. Do đó, họ đã giết chết hàng triệu đứa trẻ ngay trong bụng mẹ chúng, vì họ coi chúng như những đối thủ cạnh tranh với đời sống hưởng thụ ích kỷ của họ. Nhiều nơi trên thế giới, các trẻ con đã bị coi như những thành phần thừa thải và tốn kém cho xã hội và gia đình. Người ta từ chối trao trả cho chúng những quyền lợi thuộc về chúng. Vâng, các trẻ em ngày nay thường bị chèn ép, bị đối xử tàn tệ và thiếu đi các điều kiện cũng như không gian để phát triển cuộc sống của chúng trong sự tự do và trong sự hồn nhiên vui vẻ.

Tiếp tục đọc

Thinh lặng chiêm ngắm máng cỏ

 

 

Thi hào người Tây Ban Nha Migele des Punamuno, sinh năm 1864 và qua đời năm 1936 có để lại dòng suy tư sau đây:

Báo chí không hề đá động đến cuộc sống âm thầm của những người không làm nên lịch sử. Hằng ngày, từng giờ trên khắp thế giới, cứ mỗi khi mặt trời lên, họ lại thức giấc ra đồng để làm công việc âm thầm và tăm tối mỗi ngày và muôn thuở. Một công việc như thế cũng giống như công việc của những tảng san hô chìm sâu giữa lòng đại dương. Ðây là công việc xây nền đắp móng để cho những hòn đảo của lịch sử được nhô lên. Chính trong thinh lặng mà âm thanh mới được sống lọt. Chính từ cái khối người bao la thinh lặng ấy mới trồi lên được những người có tiếng nói trong lịch sử.

***

Những dòng suy tư trên đây của thi hào Migele des Punamuno không thể không gợi lên cho chúng ta khung cảnh thinh lặng trong máng cỏ, nơi Hài Nhi Giêsu đang ngủ say dưới ánh mắt chiêm ngắm của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Thinh lặng là luật của máng cỏ. Cả ba nhân vật mà chúng ta chiêm ngắm bên máng cỏ đều thinh lặng.

Quả thực, nếu đặt vào trong cuộc sống 33 năm của Ngài, thì phần lớn quãng đời của Ngài chỉ là thinh lặng. Là Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người. Chúa Giêsu nói bằng thinh lặng nhiều hơn bằng những lời rao giảng của Ngài. Phải chăng cũng chỉ trong thinh lặng mà con người mới có thể nghe được lời của Chúa. Thinh lặng cũng là luật sống của Mẹ Maria. Thánh Luca đã tóm gọn cuộc sống của Mẹ trong câu: Và Mẹ Maria đã ghi nhớ tất cả mọi sự và suy niệm trong lòng. Nếu Tin Mừng còn ghi lại một vài câu nói của Mẹ Maria thì tất nhiên hoàn toàn thinh lặng là những lời phát biểu của Thánh Cả Giuse. Ngay giữa lúc được thiên thần hiện đến trong giấc mộng để báo tin về Mẹ Maria cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa. Thánh Giuse xem chừng cũng không nói một lời nào, và nhất là Ngài cũng âm thầm biến khỏi cuộc đời còn lại của Mẹ Maria và Chúa Giêsu lúc nào cũng không ai hay biết.

Tiếp tục đọc

Mùa giáng sinh mùa tình yêu

Gió lạnh tháng Mười Hai của địa cầu xôn xao nhắc nhở mọi người một câu chuyện tình, chuyện tình của Trời và của người.

Cô Anh trong Anh Hùng Xạ Điêu và Dương Hóa trong Thần Điêu Đại Hiệp, vì tình yêu với Châu Bá Thông và Tiểu Long Nữ cho nên một đời lận đận vì yêu. Cả hai đổi mầu tóc đen, bạc trắng sợi tóc chỉ vì tình yêu.

         Tóc mai sợi vắn sợi dài,
          Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm.

         Khi yêu, người ta cảm thấy nhu cầu cần có nhau trong đời sống rất mãnh liệt. Và nếu không đạt được tới mục đích này, một trong hai người còn lại rất dễ dàng đi đến tình trạng tuyệt vọng. Khi không gặp mặt được nhau, hai người sẽ than thở, rũ rượi như một con mèo hoang, đói, ốm nặng trong một ngày mùa đông mưa tuyết. Ngay cả đến lúc đã leo lên giường ngủ, họ vẫn dại khờ nhớ nhớ thương thương.

         Qua cầu ngả nón trông cầu,
          Cầu bao nhiêu nhịp, thương mình bấy nhiêu.

         Cũng tương tự như vậy, bởi Trời cao yêu con người, cho nên Ngài cực khổ lao đao. Dòng lịch sử ơn cứu độ do đó là một trường thiên tiểu thuyết của chuyện tình, tình Trời yêu thương cao vời, và tình người bạc trắng như vôi.

Trong khu Vườn, con người giơ cao tay hái trái cấm, quyết định chấm dứt chuyện tình, bỏ đi hoang. Nhưng Trời lắc đầu, và Ngài hỏi, “Con đâu rồi?” Và cứ thế Trời đuổi theo con người năn nỉ van xin tình yêu. Có những lúc con người đứng lại, không bỏ chạy. Trời có dịp xỏ vào ngón tay tình nhân, không phải chiếc nhẫn vàng hình tròn để làm bằng chứng tình yêu, nhưng là một nửa vòng tròn cầu vồng bẩy mầu lấp lánh trên nền trời xanh. Và Trời nói, “Đây là giao ước của Tình Yêu”. Nhưng nhẫn thì nhẫn, cầu vồng thì cầu vồng, con người xé bỏ giao ước, quẳng nhẫn cầu vồng, bỏ chạy, từ chối tình yêu. Nhưng, mặc cho con người không đọc thư tình Kinh Thánh mầu hồng, hững hờ không nhắc điện thoại từ trời cao reo vang, Trời vẫn cứ yêu. Bởi yêu, Trời long đong lận đận vất vả ngược xuôi vì con người.

         Tiếp tục đọc

Mùa giáng sinh mùa tha thứ

            
Vùng đất Trung Đông và nhiều nơi trên thế giới tiếp tục sôi động với bom đạn và hận thù. Cho nên, mỗi khi Giáng Sinh ghé thăm quả địa cầu, thông điệp hòa bình của trời cao và tha thứ lại được Giáo Hội lên tiếng mời gọi, không chỉ riêng những người tín hữu, mà toàn thể mọi người trên trái đất. Đúng như vậy, nếu nhìn vào máng cỏ Bethlehem, người ta nhận ra được bài học đơn giản nhưng vĩ đại của giao hòa, tha thứ, bỏ qua, và xóa nhòa. Bởi Thiên Chúa muốn giao hòa với con người, Ngài tha thứ cho những lỗi lầm của con cháu vợ chồng anh chàng Đất; Ngài bỏ qua những câu chuyện trong Vườn Địa Đàng và trong dòng lịch sử ơn cứu độ; và Ngài xóa nhòa chuyện cũ bằng cách dùng mực hồng của tình yêu viết nên một chương sách mới, chương sách của Ngôi Lời nhập thể làm người.

Có một lần Phêrô hỏi Thầy mình, “Con sẽ phải tha cho anh chị em con bao nhiêu lần? Có phải bẩy lần hay không?” (Matt 18:21 ). Đức Giêsu lắc đầu, có lẽ Ngài đã cười, và Ngài nói, “Phêrô ơi, không phải bẩy lần đâu, mà là hơn thế nữa”.

Là một nhà tâm lý gia và bác sĩ đa khoa đại tài, Đức Giêsu có lý của Ngài khi vỗ vai dặn dò người đệ tử ruột của môn phái Kitô là, “Về vấn đề tha thứ, Phêrô ơi, tốt nhất, con nên tiếp tục tha thứ, bỏ qua, và xóa nhòa, bởi vì nếu con không có khả năng tha thứ, nói về thể lý, hờn giận và cố chấp là một trong những nguyên nhân chính khiến áp suất máu của con lên rất cao, ảnh hưởng tới đường mạch lưu thông của máu huyết trong trái tim và bộ não; nói về tâm lý, một người không chịu tha thứ và cố chấp, tâm hồn của họ trống vắng an bình”. Cho nên cuối cùng, Đức Giêsu kết luận, “Không phải chỉ bẩy lần mà bẩy mươi lần bẩy” (Matt 18:22 ).

Tiếp tục đọc

Mùa giáng sinh mùa siêu sao

Thông thường những đại hội dạ vũ văn nghệ lôi kéo được rất nhiều người. Đặc biệt mỗi lần có những siêu sao nổi tiếng trình diễn ở nơi đâu, những người yêu văn nghệ dạ vũ bỏ qua tất cả mọi sinh hoạt bận rộn thường nhật, bỏ ra nhiều tiền, lùng kiếm mua cho bằng được cái vé hạng nhất để ngồi ngay phía trước sân khấu. Khi nghe tin có siêu sao xuất hiện, người người nô nức rủ nhau lên đường, lái xe về đại hí trường hoặc thành phố nơi có đại nhạc hội, với mơ ước được diện kiến dung nhan, xin được chữ ký, hoặc chụp hình chung với siêu sao. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một siêu sao, một người từng là nghệ sĩ, cũng không ra ngoài tiền lệ. Ngài đi tới đâu, giới trẻ đi theo tới đó. Những Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới do ngài tổ chức thu hút hằng triệu thanh niên thiếu nữ của khác chủng tộc và văn hóa. Cứ bốn năm một lần, tuổi trẻ của năm châu hẹn hò, rủ nhau lên đường, hành hương về thành phố của Đại Hội Giới Trẻ. Họ gặp gỡ, sinh hoạt bên nhau, và lắng nghe những thông điệp của Đức Thánh Cha dành riêng cho tuổi trẻ của thiên niên kỷ thứ ba.

Một cách tương tự, khi Đức Giêsu sinh ra, theo như thánh sử Luca, có những người mục đồng của thôn làng Bethlehem đã vội vàng lên đường tìm kiếm Siêu Sao. Tờ quảng cáo cho Đại Hội Dạ Vũ Giáng Sinh đầu tiên của nhân loại, theo như thánh sử Luca 2:1-20, không có hình cây thông xanh với những giây kim tuyến sáng lấp lánh, hoặc ông già Noel mặc áo đỏ, tay ôm những gói quà bọc giấy mầu sặc sỡ. Trên tờ quảng cáo đặc biệc này, người ta nhìn thấy Siêu Sao Giêsu ngây thơ nằm trên máng cỏ. Vây bọc chung quanh Siêu Sao là Nữ Vương Thiên Đàng, thánh Giuse, thiên thần, đạo binh thiên quốc, và những người chăn chiên của thôn làng Bethlehem. Người thông báo cho những mục đồng năm xưa biết tin tức và ngày giờ của Đại Hội Dạ Vũ, đồng thời cũng chính là M.C. của Siêu Sao Giêsu là Sứ Thần Thiên Chúa. Tiếp theo tin mừng của sứ thần là liên khúc Vinh Danh Thiên Chúa và Bình An Dưới Thế, do đạo binh thiên quốc hòa bè, ngọt ngào du dương cất lên chào mừng và giới thiệu Siêu Sao Giêsu tới khán giả (Luke 2:1-15).

Tiếp tục đọc

Mùa giáng sinh mùa lửa trời

 Khi Đức Giêsu sinh ra tại Bethlehem, theo như thánh sử Mátthêu, những nhà Tu Sĩ Trung Đông ghé vào thành phố Giêrusalem hỏi thăm dân chúng trong kinh thành về tông tích của Đông Cung Thái Tử Giêsu. Theo như những nhà Tu Sĩ Trung Đông, từ phương Đông, họ đã nhìn thấy ánh sao sáng của Hài Nhi mới sinh ra. Và họ tìm đến thủ đô chính trị của Palestine để triều bái Ngài. Nhưng rất tiếc, Đông Cung Thái Tử không sinh ra tại thủ đô Giêrusalem, mà tại thôn làng Bethlehem (Matt 2:1-12). Dựa theo bài Tin Mừng của ngày Lễ Hiển Linh, chúng ta mới biết khi Ngôi Lời nhập thể, đã xuất hiện trên bầu trời một ngôi sao lạ. Ánh sáng ngôi sao lạ chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời mời gọi những nhà Tu Sĩ Trung Đông từ phương Đông lên đường hành hương tìm kiếm tông tích của Hài Nhi Thánh. Khi Ngôi Lời nhập thể, Thiên Đàng rọi sáng ngọn lửa mới chiếu rọi nhân gian đang ngồi trong bóng tối. Mùa Giáng Sinh do đó trở thành Mùa Lửa Trời.

Tiếp tục đọc

Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày sau Lễ Hiển Linh 3.1.2010

Thứ hai sau Chúa nhật Chúa hiển linh

Mt 4,12-17.23-25

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa yêu trần gian nên đã mang lấy thân phận con người. Chúa đến để tìm kiếm những gì đã mất, để phục hồi những gì đã bị thương tổn bởi tội của Adam. Chúa đến để mời gọi chúng con quay trở về với Chúa. Chúa giúp chúng con trở về với tình trạng ban đầu là tình trạng ân sủng, không bị thương tổn do tội lỗi gây ra.

Tình thương của Chúa dành cho chúng con như người mục tử tìm kiếm con chiên lạc. Chúa yêu quý chúng con hơn mọi loài đến nỗi có thể đánh đổi tất cả như người phụ nữ đã vui mừng tìm được đồng bạc đã mất. Vì Chúa đến không phải để kêu gọi người công chính mà là vì người tội lỗi. Chúa không muốn ai phải hư vong. Chúa muốn mọi người đều được hưởng sự sống bất diệt bên Chúa.

Chúng con xin cảm tạ tình thương Chúa. Xin cho chúng con biết trở về với Chúa qua hành vi sám hối. Sám hối để dừng lại những lối đường tội lỗi mà chúng con đã mở ra vì đam mê xác thịt, vì tham lam danh vọng. Sám hối để chúng con sửa chữa lại những rạn nứt của tình người mà chúng con đã gây ra. Xin giúp chúng con biết thực lòng quay trở về với Chúa. Xin cho chúng con được ơn hoán cải để thay đổi cách sống cho phù hợp với tin mừng của Chúa.

Lạy Chúa, Chúa là nguồn sống đời đời. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê thấp hèn mà xa lìa sự sống đời đời là chính Chúa. Amen

Tiếp tục đọc

Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày – Sau Lễ Hiển Linh 3.1.2010

VietCatholic News (02 Jan 2010 02:06)
Thứ hai sau Chúa nhật Chúa hiển linh

Mt 4,12-17.23-25

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa yêu trần gian nên đã mang lấy thân phận con người. Chúa đến để tìm kiếm những gì đã mất, để phục hồi những gì đã bị thương tổn bởi tội của Adam. Chúa đến để mời gọi chúng con quay trở về với Chúa. Chúa giúp chúng con trở về với tình trạng ban đầu là tình trạng ân sủng, không bị thương tổn do tội lỗi gây ra.

Tình thương của Chúa dành cho chúng con như người mục tử tìm kiếm con chiên lạc. Chúa yêu quý chúng con hơn mọi loài đến nỗi có thể đánh đổi tất cả như người phụ nữ đã vui mừng tìm được đồng bạc đã mất. Vì Chúa đến không phải để kêu gọi người công chính mà là vì người tội lỗi. Chúa không muốn ai phải hư vong. Chúa muốn mọi người đều được hưởng sự sống bất diệt bên Chúa.

Chúng con xin cảm tạ tình thương Chúa. Xin cho chúng con biết trở về với Chúa qua hành vi sám hối. Sám hối để dừng lại những lối đường tội lỗi mà chúng con đã mở ra vì đam mê xác thịt, vì tham lam danh vọng. Sám hối để chúng con sửa chữa lại những rạn nứt của tình người mà chúng con đã gây ra. Xin giúp chúng con biết thực lòng quay trở về với Chúa. Xin cho chúng con được ơn hoán cải để thay đổi cách sống cho phù hợp với tin mừng của Chúa.

Lạy Chúa, Chúa là nguồn sống đời đời. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê thấp hèn mà xa lìa sự sống đời đời là chính Chúa. Amen

Tiếp tục đọc